PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ HOÀI NIỆM TRONG CÁC TVC TẠI VIỆT NAM

PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ HOÀI NIỆM TRONG CÁC TVC TẠI VIỆT NAM
Mùa Tết vốn là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng để các doanh nghiệp thu hút khách hàng bởi người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm cao, đồng thời là cơ hội vàng để tăng độ nhận diện thương hiệu với những quảng cáo dễ đi vào lòng người. Một trong những ngành hàng “chịu chi” nhất phải kể đến đó chính là các thương hiệu đồ uống. Chính vì vậy mà các video quảng cáo hay TVC của những nhãn hàng này luôn được đầu tư vô cùng công phu.
Theo chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành – Đồng sáng lập Elite PR School, các nhãn hàng thường sử dụng các yếu tố mang tính chất hoài niệm trong các sản phẩm truyền thông nhân dịp tết như cây đào, cành quất… Những yếu tố này góp phần tạo dựng một hình ảnh gần gũi với công chúng cũng như khơi gợi những tình cảm gắn bó gia đình nơi đối tượng mục tiêu.
Hãy cùng Elite PR School phân tích chiến thuật sử dụng những biểu tượng hoài niệm trong các TVC tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.
Có thể là hình ảnh về 7 ngườiCó thể là hình ảnh về 6 người

Tết cổ truyền gắn liền với truyền thống và gia đình, về ƯỚC MONG được đoàn tụ, TÌNH CẢM mong nhớ con cháu trở về, TRUYỀN THỐNG nấu những món ăn cổ truyền. Vì thế, những hình ảnh đặc trưng như gói giò, bánh trưng, những hoạt động tưởng nhớ như thắp hương, trang trí với hoa đào, hoa mai,… trở thành những biểu tượng tượng trưng cho Tết.

Chính vì vậy, các nhãn hàng thường sử dụng các yếu tố mang tính chất hoài niệm này trong các sản phẩm truyền thông nhân dịp Tết. Điều này giúp tạo dựng một hình ảnh gần gũi với công chúng cũng như khơi gợi những tình cảm gắn bó gia đình nơi công chúng mục tiêu. Đây là một chiến thuật thường xuyên được sử dụng trong nhiều thập niên qua tại Việt Nam kể từ khi đất nước chính thức mở cửa (từ những năm 1995).

Có thể là hình ảnh về 3 người

Những thương hiệu tại Việt Nam hiện đang khai thác khá phù hợp những yếu tố hoài niệm này để có thể tiếp cận một cách hiệu quả đối với công chúng mục tiêu. Đối tượng khách hàng là những người dân lao động hoặc công chúng bình dân. Đây là những người có năng lực chi tiêu vừa phải, không có nhiều cơ hội để du lịch trong dịp Tết mà thường chọn về nhà để đoàn tụ với gia đình, họ hàng, bạn bè cũ.

Ngoài ra, bố mẹ, ông bà của những người lao động trẻ bình dân này cũng được nhắm đến bởi họ mong muốn được gặp con cháu trong dịp Tết và sum vầy gia đình. Như vậy khi xem những hình ảnh này, khách hàng – là ông bà, bố mẹ cũng như những người trẻ tuổi đi làm xa mong mỏi được về quê nhà cũng cảm thấy xúc động. Đó chính là lý do mà mỗi dịp tết đến xuân về, trong những TVC quảng cáo, những yếu tố hoài niệm này lại được khai thác nhiều lần. Đây cũng là một hoạt động duy trì sự nhận biết trong tâm trí của đối tượng khách hàng mục tiêu, một dạng quảng cáo để nhắc nhở khách hàng về thương hiệu.

Có thể là hình ảnh về 10 người

 

Tuy nhiên, bởi sự gần gũi mà những yếu tố này đem lại, những hình ảnh này được khai thác quá nhiều và dần trở nên nhàm chán, ít có tác động đến đối tượng công chúng mục tiêu. Trong thời gian có hạn, những người sản xuất TVC hay chiến dịch quảng cáo này cũng phải đưa ra chọn lựa các yếu tố hoài niệm được xuất hiện trong sản phẩm.

Ngoài ra, đối tượng khách hàng khi xem những sản phẩm này có thể không nhận ra đó là đặc trưng văn hoá của cộng đồng mình do sự khác biệt tương đối lớn giữa từng vùng miền, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, giữa miền xuôi và miền ngược. Hoặc trong quá trình quay video, những vật dụng này bị quay với độ sáng lớn làm giảm đi tính chân thực và gần gũi với người xem.

 

Có thể là hình ảnh về 1 người

 

Trong thời gian tới, những yếu tố hoài niệm này vẫn là nguồn cảm hứng bất tận được sử dụng phổ biến trong các TVC của các thương hiệu. Điều này, tuy nhiên, khiến việc sử dụng những biểu tượng của Tết không còn là xu hướng giúp thương hiệu làm nổi bật mình và tạo ấn tượng với khách hàng. Vì vậy, bài toán đặt ra cho các thương hiệu rằng làm thế nào để làm mới một chủ đề muôn thuở và tiếp cận hiệu quả đến khách hàng.

Trong thời đại số hiện nay, mỗi công chúng mục tiêu đều mong muốn nhận được các thông tin, các hình ảnh mang tính cá nhân hóa với chính mình hoặc cộng đồng của mình. Các nhà quảng cáo nên sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm truyền thông thật hơn, gần gũi hơn với từng nhóm công chúng, mục tiêu cụ thể. Không chỉ khâu sản xuất ra các sản phẩm truyền thống, các thương hiệu còn cần chú ý đến yếu tố đặc trưng tiếp nhận của công chúng, mục tiêu như đặc trưng vùng miền, nghề nghiệp, lứa tuổi, thu nhập, sở thích, thói quen tiếp nhận thông tin.

Đừng quên like page và theo dõi để nhận được các thông tin thú vị cập nhật về nghề Marcom cũng như các khóa học về truyền thông thương hiệu tại Elite PR School các bạn nhé!