VĂN HÓA UỐNG RƯỢU, BIA, XEM THỂ THAO CÓ TỪ BAO GIỜ?

1. Sự gắn kết “xưa như Trái Đất”
Gốc rễ của việc gắn thể thao với đồ uống có cồn bắt nguồn từ thời La Mã. Giáo sư Steve Jackson của Đại học Otago (New Zealand) nói thể thao, bia và nam tính tạo thành “Holy Trinity” (bộ 3 thần thánh) một cách có hệ thống, khi chúng tương tác với thị trường và bức tranh rộng hơn về giới trong văn hóa đương đại.
Rượu hoạt động như chất bôi trơn xã hội. Paul Widdop, học giả về kinh tế địa chính trị của thể thao tại Đại học Manchester (Anh), nói: “Bia tạo điều kiện cho sự tương tác giữa đàn ông và cả phụ nữ. Đó là một phần của văn hóa thể thao, được tạo ra bởi các thế hệ người hâm mộ tương tác với nhau bằng biểu tượng gắn bó, không chỉ với các nhãn hiệu bia, mà còn với quán rượu”.
Có thể là hình ảnh về 3 người, đồ uống và trong nhà
Ở Mỹ, vào các ngày chủ nhật, các chuỗi nhà hàng nổi tiếng sẽ chật kín đàn ông, phụ nữ và trẻ em hâm mộ môn bóng bầu dục. Các câu lạc bộ đêm cũng có thể xuất hiện chiếc TV LED phát sóng chương trình thể thao được đặt ở vị trí trung tâm. Trong thể thao Mỹ, đồ uống có cồn là yếu tố quan trọng trong trải nghiệm của khán giả. Nhiều bia, rượu whisky và các loại rượu khác được tiêu thụ trước, trong và sau sự kiện.
Tại Anh, người hâm mộ các môn thể thao “quý ông” hơn như bóng bầu dục và cricket coi đồ uống có cồn là điều không thể thiếu khi dõi theo diễn biến trên sân.
2. Uống rượu bia trong khi xem hoặc tham gia các hoạt động thể thao là trò tiêu khiển
Thứ nhất, đồ uống có cồn giúp làm dịu thần kinh. Nó được gọi là cơ chế đối phó hay “Dutch Courage” (sự tự tin mà một số người có được từ việc uống rượu trước khi làm điều gì đó cần sự dũng cảm). Vài lít bia yêu thích có thể nhắc nhở khán giả rằng đó chỉ là một trò chơi.
Tiếp đó, rượu bia giúp gắn kết mọi người có chung niềm đam mê. Trở thành một phần của đám đông tại sân vận động hoặc trong quán rượu thể thao giúp tăng sự hưng phấn. Giống như nhiều đồ uống có cồn khác, rượu bia luôn khiến mọi người dễ mất cảnh giác trước người lạ.
Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng giúp người hâm mộ xả hơi và giải tỏa cảm xúc, thậm chí giải hòa với nhau, sau một trận đấu căng thẳng.

3. Không dễ thay đổi
Các nhà quảng cáo ở Mỹ sớm nhận ra sức mạnh của việc gắn sản phẩm của họ với một đội thể thao từ những ngày đầu đài phát thanh phổ biến. Các nhà sản xuất bia thường tài trợ cho đội bóng chày địa phương với hy vọng lấy được lòng trung thành từ người hâm mộ.
Bóng đá là mục tiêu được nhắm đến nhiều nhất bởi các nhãn hiệu bia, rượu. Theo công ty dự báo thị trường thể thao Sportcal, 30 thương hiệu đồ uống có cồn hàng đầu đang chi hơn 760 triệu USD/năm cho hơn 280 hợp đồng tài trợ cho các cuộc thi, câu lạc bộ và vận động viên lớn nhất trong ngành thể thao. Khoảng 49% của tất cả giao dịch tài trợ rượu đang hoạt động tập trung vào bóng đá. Trong số đó, 59% nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng châu u. Thị trường lớn nhất tiếp theo là Bắc Mỹ, với 20%.
Nhưng không chỉ những giải đấu truyền hình lớn mới có rượu. Các câu lạc bộ thể thao cấp cơ sở thường có quán bar mang lại nguồn thu nhập cần thiết để duy trì hoạt động.
Giáo sư Catherine Palmer, thuộc Đại học Northumbria, nhận định văn hóa gắn rượu bia với thể thao tồn tại hàng thế kỷ sẽ không sớm kết thúc. Không có nguồn tài trợ thể thao thay thế nào được xác định, tài trợ rượu sẽ tiếp tục đóng vai trò to lớn trong các câu lạc bộ và giải đấu từ nhỏ đến lớn.
Có thể là hình ảnh về đồ uống và văn bản
Nguồn: Zingnews