2. Công cuộc rà soát, cải thiện chất lượng sản phẩm
Tại buổi họp cùng các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn tại thủ phủ của Toyota, thành phố Nagoya, Phó Chủ tịch Toyota Châu Á Thái Bình Dương – ông Vinco Socco cho biết Toyota đã tăng cường các hoạt động kiểm soát chất lượng dựa trên yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu của Toyota là điều tra nguyên nhân của các vấn đề hiện có, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của từng giai đoạn như thiết kế, sản xuất, tiếp thị và dịch vụ, để từ đó định hướng cải thiện chất lượng xe hơi.
Quá trình kiểm tra xe có nhiều công đoạn. Trong đó, giới truyền thông được chứng kiến cuộc kiểm tra va chạm thử nghiệm giữa Toyota Crown Majesta và Toyota Yaris với vận tốc 55km/h. Khi va chạm xảy ra, cửa xe của hai chiếc xe có thể tự mở nhờ thiết bị “người ảo” nhận diện nguy hiểm (Total Human Model For Safety) để người bên trong kịp thoát ra ngoài. Toyota cũng kéo dài thời gian thử nghiệm mẫu xe thêm 4 tuần sau đó, đồng thời thành lập phòng kiểm định sản phẩm với 100 kỹ sư. Bên cạnh đó, hãng cũng lắp đặt trên xe Toyota hai công nghệ điều khiển là bướm ga điện tử (ETC) và hệ thống phanh khẩn cấp (BOS).
3. Hậu khủng hoảng – “vượt khó” một cách xuất sắc
Với Toyota, an toàn luôn luôn là ưu tiên được hãng đặt lên hàng đầu. Những cố gắng sau cuộc đại khủng hoảng đã giúp Toyota đạt được nhiều thành tựu như: Các công nghệ bảo đảm an toàn PCS, VDIM đã được phát triển và nâng cấp liên tục; vào năm 2010, 7 mẫu xe của Toyota nhận được Chứng nhận Top Safety Pick (xe an toàn nhất) từ IIHS (Cơ quan bảo hiểm an toàn trên đường cao tốc); xe Toyota được JD Power xếp hạng nhất năm 2010 theo tiêu chuẩn chất lượng IQS. Ngoài ra, Lexus LS của Toyota cũng đạt hạng nhất trong ba năm liên tiếp và được công nhận là “chiếc xe an toàn nhất tại Mỹ”.
Nguồn: Báo Pháp Luật
Hãy cùng Elite PR tìm hiểu về cách lập đề án quản trị và xử lý một cuộc khủng hoảng trong khóa học Xử lý khủng hoảng truyền thông đầu tiên và duy nhất trong năm vào tháng 9 các bạn nhé!