KENDRICK LAMAR VÀ MÀN TRÌNH DIỄN LẬP KỶ LỤC NGƯỜI XEM TẠI SUPER BOWL – BÀI HỌC VỀ CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÓ MỤC ĐÍCH
Màn trình diễn của Kendrick Lamar tại chung kết Super Bowl, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh vào ngày 5/2 vừa qua, đã lập kỷ lục với hơn 133,5 triệu lượt xem trực tiếp – trở thành buổi biểu diễn trong giờ giải lao (Halftime show) được xem nhiều nhất trong lịch sử
Không chỉ đơn thuần là một màn biểu diễn âm nhạc, phần trình diễn của Kendrick Lamar tại Super Bowl vừa rồi còn là một bài học về việc xây dựng thương hiệu có mục đích. Không cần phải dùng đến các chiêu trò gây sốc, Kendrick Lamar đã đưa vào màn trình diễn những yếu tố xã hội và chính trị sâu sắc, truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về việc xây dựng thương hiệu có trách nhiệm.
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp vào năm 2004, Kendrick Lamar đã xây dựng hình ảnh một nghệ sĩ luôn quan tâm đến những vấn đề xã hội, điều này đã được anh lồng ghép một cách sâu sắc trong âm nhạc của mình. Trong màn biểu diễn tại Super Bowl, Lamar không ngần ngại đối diện với những vấn đề chính trị, điều mà nhiều thương hiệu cũng như người nổi tiếng thường né tránh. Anh đã sử dụng những hình ảnh và biểu tượng mạnh mẽ để truyền tải thông điệp của mình một cách sâu sắc, mà vẫn giữ nguyên tinh thần của một sự kiện thể thao.
Sân khấu được thiết kế giống như một bộ điều khiển PlayStation khổng lồ, gợi lên những vấn đề về sự kiểm soát và ảnh hưởng xã hội. Diễn viên Samuel L. Jackson xuất hiện trong vai Uncle Sam – một hình ảnh đại diện cho chính phủ Mỹ, liên tục đưa ra các lời bình luận, tạo ra một không khí căng thẳng giữa nghệ sĩ và sự đòi hỏi đến từ công chúng, xã hội.
Trong phần biểu diễn bài hát “Humble”, các vũ công mặc trang phục màu đỏ, trắng và xanh đã tạo thành một lá cờ Mỹ sống động. Hình ảnh này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với di sản văn hóa của người da đen, mà còn đặt câu hỏi về vị trí và quyền lực của họ trong xã hội Mỹ hiện đại.
Màn trình diễn của Kendrick Lamar không chỉ là một phần giải trí, mà còn là bài học về cách các thương hiệu có thể truyền tải những thông điệp mạnh mẽ mà không làm mất đi giá trị cốt lõi của mình. Trong một thế giới Vuca đầy biến động, nơi mỗi bước đi đều có thể gây ra phản ứng ngược, đây cũng là một lời nhắc nhở cho các thương hiệu: đừng ngần ngại tạo ra những thông điệp táo bạo, nhưng cũng đừng quên rằng sức mạnh của thông điệp đến từ việc để khán giả tự cảm nhận và khám phá ý nghĩa, thay vì ép buộc.
Nguồn: Sughnen Yongo – Forbes
Hãy Theo dõi Elite PR School để cập nhật các thông tin và kiến thức về truyền thông, thương hiệu các bạn nhé!