CÁCH LÀM CSR KHÉO LÉO MÀ KHÔNG BỊ PHẢN CẢM?

Trong thời COVID-19, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đã dần trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để thể hiện lòng tốt của họ và chung tay cùng cộng đồng vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, nếu làm CSR không khéo léo thì có thể gây phản cảm. Vậy, các doanh nghiệp phải nên làm thế nào?

Theo ba nhà đồng sáng lập của Elite PR School, ông Lê Quốc Vinh, Phan Tất Thứ, Nguyễn Đình Thành chia sẻ, trước tiên, các doanh nghiệp cần tư duy rộng hơn và dài hạn hơn khi xây dựng kế hoạch CSR. Trách nhiệm xã hội không chỉ là việc ngắn hạn như việc cho đi một số tiền, mà nó đòi hỏi phải là một quá trình dài hạn. Ông Nguyễn Đình Thành nhận định rằng, hoạt động CSR luôn phải gắn liền với DNA của doanh nghiệp và phải đi ra từ brand philosophy, từ vision và mission của thương hiệu. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tham gia vào chương trình CSR từng bước một, làm từ năm này sang năm khác. Như vậy mới thể hiện được sự chân thành của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Thành

Ông Phan Tất Thứ khẳng định, để xây dựng được hoạt động CSR tốt, người làm truyền thông cần phải trả lời được 4 câu hỏi sau:

1. Mục đích của chương trình CSR là gì và kết quả mong muốn đạt được là gì? 

Từ việc cân nhắc các nguồn lực và giá trị doanh nghiệp có thể đem lại cho đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích và kết quả mong muốn đạt được khi xây dựng chương trình CSR là gì. Những điều này cũng có thể biến thành chất liệu truyền thông cho chiến dịch CSR.

2. Đối tượng nào sẽ bị tác động trong chương trình đó?

Truyền thông luôn phải xác định rõ được đối tượng mục tiêu. Với chiến dịch CSR, cần xác định được các đối tượng liên quan để tập trung các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến đối tượng đó và tối ưu hiệu quả.

3. Thông điệp, ý tưởng và concept sử dụng là gì?

Có concept thì mới triển khai được một chương trình tốt. Khi xác định được ý tưởng thực hiện của mình, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng truyền tải được thông điệp và lan tỏa giá trị tích cực tới cộng đồng.

Để tham khảo thêm về các concept CSR, xem bài viết Recap hội thảo với nội dung “10 CONCEPTS CSR MÙA COVID-19” tại đây.

4. Truyền thông qua kênh nào?

Cần phải xác định được một kênh truyền thông hiệu quả nhất với chiến dịch CSR của bạn. Đặc biệt, luôn thật thận trọng khi đưa ra thông điệp truyền thông của mình.

Ông Nguyễn Đình Thành gợi ý về việc truyền thông cho hoạt động CSR, doanh nghiệp nên áp dụng một phần là Owned Media, chủ yếu là Earned Media, chứ không làm Paid Media. Sử dụng Paid Media cho CSR là quá nhạy cảm và có thể trở nên phản cảm. Thông thường, nên chọn kênh mạng xã hội hay báo chí để dễ lan tỏa hơn. 

Ông Phan Tất Thứ

Ông Phan Tất Thứ giải thích: nên áp dụng truyền thông theo phương pháp PR để xây dựng quan hệ với cộng đồng. PR là nói thật một cách thông minh. Nếu doanh nghiệp tự nói về trách nhiệm xã hội của mình quá nhiều thì sẽ trở thành thành quảng cáo và không phù hợp. 

Bổ sung thêm, ông Lê Quốc Vinh chia sẻ, những người làm truyền thông tốt nhất trong trường hợp này chính là những người hưởng lợi từ hoạt động CSR của doanh nghiệp. Truyền thông CSR không có gì hay bằng những người trong cuộc lan tỏa về những điều họ nhận được, doanh nghiệp càng khiêm tốn bao nhiêu thì câu chuyện càng lan tỏa bấy nhiêu. Miễn là hoạt động CSR thực sự có ý nghĩa và mang lại lợi ích, nó sẽ được lan tỏa trên báo chí, trên truyền thông, trên mạng xã hội và trong cộng đồng. 

Ông Lê Quốc Vinh

Trên đây là những chia sẻ được trích trong Hội thảo trực tuyến: “Truyền thông doanh nghiệp thời COVID-19” tổ chức ngày 10/4 vừa qua của Elite PR School.

Đăng ký xem và tải slide buổi hội thảo tại đây.

Tìm hiểu các khóa học của Elite PR School để được giải đáp thêm những thắc mắc về truyền thông của doanh nghiệp bạn tại đây.