[EPS_COVID_TALK] 10 CONCEPTS CSR MÙA COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn đời sống, hành vi tiêu dùng của khách hàng và đặt hoạt động của doanh nghiệp trên toàn thế giới trước những thử thách chưa từng có.

Trong Hội thảo trực tuyến: Truyền thông doanh nghiệp thời COVID-19 diễn ra vào ngày 10/04 vừa qua, ông Phan Tất Thứ đã chia sẻ: “Cái gì khó khăn mà không thể tiêu diệt được bạn thì chỉ có thể làm bạn mạnh hơn. Đây là khó khăn nhưng cũng là thời điểm thuận lợi để tạo các thương hiệu bền vững”. Có thể nói, đây chính là giai đoạn để một doanh nghiệp chứng minh thương hiệu của mình có thực sự bền vững hay không.

Elite PR School luôn quan niệm: “Làm việc tốt thì không nên làm một mình”. Doanh nghiệp có thể bỏ một nguồn lực nhỏ, nhưng nếu ý tưởng đủ hay thì hoàn toàn có thể kêu gọi cộng đồng cùng chung tay. Đó chính là cách làm truyền thông thông qua trách nhiệm xã hội để tạo nên một hiệu ứng lan truyền, tương tự như virus – có thể lan truyền và lây nhiễm, nhưng ở đây là “lây nhiễm” tinh thần trách nhiệm.

Về bài toán nguồn lực và ngân sách cho hoạt động CSR, lời khuyên được đưa ra là doanh nghiệp cần tạo ra một ý tưởng tốt và có khả năng lan tỏa. Đặc biệt, khi đã làm trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp phải suy nghĩ đến chuyện lâu dài, xuyên suốt. Sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp phải gắn liền với cộng đồng. Không nên bỏ ra rất nhiều tiền để thể hiện trách nhiệm xã hội trong giai đoạn dịch Covid-19 mà trong chính các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp lại “bỏ quên” các hoạt động CSR.

Để xây dựng một chương trình CSR, doanh nghiệp cần phải có (1) mục tiêu rõ ràng, (2) hướng tiếp cận dài hạn, (3) cân nhắc các nguồn lực và yếu tố thị trường, (4) thái độ chân thành. Dưới đây là 10 concept hoạt động CSR tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

1. Tận dụng hạ tầng, công nghệ, đội ngũ để sản xuất máy thở, hỗ trợ Bộ Y tế

Vingroup là một ví dụ thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc tận dụng hạ tầng công nghệ, đội ngũ để sản xuất máy thở, hỗ trợ Bộ Y Tế. Ông Thứ nhận định: “Sự chuyển hướng này không có nghĩa là thay đổi, mà là bổ sung vào trong xưởng sản xuất một mặt hàng thiết yếu. Và nếu như cơ hội này tốt, tôi nghĩ là Vinfast hoàn toàn có thể duy trì một mảng sản xuất cho thế giới – là máy thở, thiết bị y tế”. 

2. Hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ các phương tiện để làm khu cách ly tập trung

Một concept CSR khác trong thời đại dịch là hỗ trợ mặt bằng, phương tiện để làm khu cách ly tập trung. Khi lượng người cần cách ly ngày càng lớn, FPT đã đóng góp 20 tỷ đồng và dọn dẹp 2.000 chỗ ở tại ký túc xá để làm khu cách ly tập trung. Ý tưởng này của FPT vừa có thể tạo thành một hoạt động gắn kết nội bộ, cùng chung tay làm việc tốt vừa tạo được hiệu ứng tích cực cho truyền thông ra ngoài xã hội.

3. Đóng góp, huy động nguồn lực (Trang bị khẩu trang cho đội ngũ y tế)

Ý tưởng thứ 3 được chia sẻ trong buổi Hội thảo trực tuyến là ý tưởng “Đóng góp, huy động nguồn lực” như chiến dịch “Vạn lá chắn yêu thương” của báo điện tử Dân trí – cơ quan truyền thông này đã kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp đóng góp 20.000 khẩu trang cho tuyến đầu chống dịch, đây cũng là một ý tưởng rất hay, mang tính nhân văn.

4. Hỗ trợ chỗ ăn ở, nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe cho bác sĩ tuyến đầu

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú có thể tham khảo cách làm của Tập đoàn Mường Thanh cho hoạt động CSR của mình. Tập đoàn này đã tài trợ khách sạn bốn sao của mình để làm nơi nghỉ ngơi cho các bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai – nơi tuyến đầu chống dịch, để họ cảm thấy được quan tâm thực sự mà không bị kỳ thị.

5. Hỗ trợ giải pháp CNTT (phần mềm): thông báo, khai báo, giám sát

Một ý tưởng mang tính dài hạn cần được đề cập đến là các doanh nghiệp về công nghệ thông tin, viễn thông sáng tạo, tận dụng lợi thế sẵn có của mình để thiết kế ra các phần mềm, cung cấp giải pháp hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên; bên cạnh các phần mềm hỗ trợ công tác chống dịch của Chính phủ như Tập đoàn Viettel đã và đang thực hiện. 

6. Tham gia cuộc chiến chống tin giả, tin sai

Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh, bất kỳ ai cũng có thể là một nguồn phát thông tin, những thông tin sai sự thật có thể lan truyền rộng rãi, gây hoang mang dư luận. Tham gia vào cuộc chiến chống tin giả cũng là một trong số những hoạt động CSR có ý nghĩa với cộng đồng trong thời điểm này. Và Le Group là một trong số những đơn vị tiên phong trong cuộc chiến chống tin giả.

7. Giảm thiểu rủi ro cho nhân viên, khách hàng, cộng đồng

Ý tưởng thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể ngắn hạn nhưng hướng đến một nhóm đối tượng công chúng rất rõ ràng, đó là trường hợp của VP Bank. VP Bank đã mua 40.000 suất bảo hiểm để cho các cán bộ, nhân viên và gia đình của họ. Tương tự, VNPost đã có những chương trình để bảo vệ những đội ngũ giao hàng, chuyển phát (những người có nguy cơ lây nhiễm cao) để họ có thể thực hiện công việc trong điều kiện an toàn. 

8. Hỗ trợ các giải pháp công nghệ, kỹ năng WFH, dạy/học online

Trong bối cảnh giãn cách xã hội, học sinh phải nghỉ học ở nhà, nhiều doanh nghiệp bố trí cho nhân sự làm việc từ xa, việc hỗ trợ các giải pháp công nghệ, kỹ năng WFH hay cung cấp các chương trình dạy/học online cũng là ý tưởng CSR thiết thực. Phát triển từ ý tưởng này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo còn cung cấp các hội thảo, khóa học trực tuyến phi lợi nhuận, người tham dự cùng chung tay góp một phần chi phí vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19.

9. Hỗ trợ tư vấn chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp (Giải pháp và chính sách)

Về ý tưởng mang tính dài hạn, có thể kể tới việc hỗ trợ về chính sách và hỗ trợ về giải pháp cho các doanh nghiệp, hay có thể gọi là hỗ trợ chất xám. Đại học Kinh tế Quốc dân đã thực hiện một nghiên cứu và đề xuất các giải pháp vĩ mô dành cho chính phủ trong dịch bệnh và hậu dịch bệnh.

10. Vận động, tham gia, đóng góp gây quỹ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

Ví dụ cuối cùng cho một concept tuy ngắn hạn nhưng rất thực dụng đó chính là ATM phát gạo miễn phí của PHGLock. Khi nhu cầu cơ bản của con người (lương thực thực phẩm) không được đáp ứng thì nhiều người không quan tâm đến sự an toàn nữa. Những tấm ảnh về chiếc ATM phát gạo trên nền xanh hút mắt được chia sẻ với tốc độ chóng mặt đã vô tình đưa tên tuổi của thương hiệu PHGLock đến gần hơn với công chúng. Rõ ràng, đây là một cái doanh nghiệp quy mô vừa phải nhưng họ đã dám làm, có những ý tưởng hay, độc đáo và quan trọng là họ đã giải quyết vấn đề khó khăn cho một nhóm yếu thế – người nghèo.

Nói tóm lại, khi xây dựng hoạt động trách nhiệm xã hội, ngân sách không phải yếu tố quan trọng nhất mà ý tưởng và sự lan toả của chiến dịch mới là các yếu tố nên được doanh nghiệp chú trọng hơn cả. Khi hoạt động trách nhiệm xã hội được lan tỏa, mang lại giá trị cho xã hội, thì thương hiệu sẽ được công chúng nhìn nhận và tồn tại bền vững dù là trước, trong hay sau giai đoạn dịch bệnh.

Những kiến thức chuyên sâu cùng các case-studies tiêu biểu về truyền thông thương hiệu thông qua hoạt động CSR của doanh nghiệp sẽ có trong Module 8: Social Responsibilities của khóa học truyền thông thương hiệu: Nghệ thuật PR – Bộ công cụ MECGRIS, lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến – khóa ME027 khai giảng ngày 20/04/2020 sắp tới.

►Thông tin chi tiết về khóa học xem tại: https://eliteprschool.edu.vn/nghe-thuat-pr-bo-cong-cu-mecgris-online/ 

►Liên hệ Hotline: 084 243 3663 (Ms. Giang) để được tư vấn thêm về khóa học

#Elite_PR_School #Marcom #Covid-19

Xem lại và tải slide sự kiện tại đây.