CÁCH DOANH NGHIỆP THỤY ĐIỂN TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

1. “Dân chủ” là từ khóa được nhấn mạnh khi nói đến đối thoại tại nơi làm việc trong hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh của H&M.

Mỗi nhà máy, xí nghiệp của tập đoàn đều có một đại diện được bầu bởi chính người lao động để đại diện cho lợi ích của người lao động.
Các hội đồng, ủy ban liên quan đến quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp cũng được vận hành theo quy tắc dân chủ, tức là theo biểu quyết số đông. Thông qua đó, người lao động được tiếp cận đầy đủ các giải pháp nâng cao quyền lợi.
Có thể là hình ảnh về 3 người, trong nhà và văn bản cho biết 'ROCESS MOD 32 LINE& PACKING'

Nguồn: TheLeader

2. Sử dụng những nền tảng trực tuyến là một giải pháp khác được H&M tiến hành để nâng cao văn hóa đối thoại tại nơi làm việc.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Nguồn: TheLeader

Với một ứng dụng riêng dành cho nhân viên của tập đoàn. những phản hồi, trao đổi của nhân viên được tiếp nhận 24/7, được lắng nghe, chia sẻ, cung cấp thông tin theo cách phù hợp nhất.
Văn hóa đối thoại tại nơi làm việc của H&M được lan tỏa tới cả những nhà cung ứng, điển hình như công ty Crystal Martin Việt Nam. Crystal Martin sử dụng ứng dụng trực tuyến riêng của công ty cho hơn 10 nghìn người lao động, đồng thời cũng tận dụng tối đa những nền tảng liên lạc trực tuyến như Facebook, Zalo.
Tại ứng dụng của Crystal Martin, bên cạnh công cụ đối thoại, trao đổi thông tin còn có cả chức năng đào tạo trực tuyến. Công ty cung cấp đào tạo miễn phí cho người lao động về việc bảo vệ bản thân ở nơi làm việc, từ đó nâng cao nhận thức, tránh những hiện tượng quấy rối, đe dọa, bắt nạt người lao động.

3. IKEA ban hành bộ quy tắc ứng xử IWAY hướng đến xây dựng quyền của người lao động tại nơi làm việc.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Khẳng định tầm nhìn “tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”, ông Giafar Safaverdi, Giám đốc điều hành IKEA Việt Nam cho biết, “mọi người” ở đây không chỉ là khách hàng mà còn là cả những người lao động, những thành viên trong chuỗi cung ứng của IKEA.
Quan điểm của IKEA được thể hiện qua bộ quy tắc ứng xử IWAY, được ban hành bắt buộc cho các nhà cung ứng suốt hơn 20 năm qua, với nhiều nội dung hướng đến xây dựng quyền của người lao động tại nơi làm việc
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, IKEA Việt Nam lựa chọn cách đối thoại liên tục với người lao động và đối tác để chia sẻ rủi ro và bảo toàn lợi ích. Thông qua việc đối thoại, các hoạt động hỗ trợ người lao động được tiến hành một cách hiệu quả.
“Nhờ đó, chúng tôi tự tin là sau khi thời điểm khó khăn qua đi, tất cả đối tác và người lao động đều ở lại với chúng tôi”, ông Safaverdi cho biết.
Đối thoại trong truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp là cơ hội người lao động có tiếng nói, giúp họ vững tin hơn, có thái độ và năng suất làm việc tốt hơn. Vậy liệu đối thoại như nào là phù hợp khi mỗi nhân viên đều là một đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp? Hãy cùng thảo luận trong module về Truyền thông nội bộ của khoá Mecgris sắp tới nhé!