4 XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ NĂM 2024 

Hình thức truyền thông nội bộ theo cách truyền thống được cho rằng cần có sự điều chỉnh phù hợp bởi hiện nay, làn sóng làm việc từ xa đã, đang và sẽ phổ biến không ngừng. Việc thiếu vắng nhân sự tại địa điểm làm việc khiến sự gắn kết trong nội bộ công ty có phần rời rạc.

Để giải quyết bài toán này, các tổ chức đang triển khai những phương pháp mới nhằm thúc đẩy việc tham gia hoạt động công ty của nhân viên. Bằng việc tiếp cận những xu hướng dưới đây, nhân sự sẽ có cho mình “cảm giác thuộc về”, từ đó thúc đẩy sự hài lòng và gắn kết tại nơi mà họ làm việc.

Dưới đây là 4 xu hướng truyền thông nội bộ được PR Daily dự đoán sẽ phát triển vào năm 2024, hãy cùng Elite Pr School tìm hiểu nhé!

Sử dụng công cụ đổi mới và tích hợp 

Đối với truyền thông nội bộ, việc ứng dụng tự động hóa giúp sắp xếp đúng quy trình, nâng cao hiệu quả và mang đến trải nghiệm giao tiếp được cá nhân hóa hơn. Các công ty, doanh nghiệp có thể tạo ra một “làn sóng mới” trong cách họ tương tác và kết nối với nhân viên của mình thông qua những phương pháp sau: 

Phân phối đa kênh

Thông báo của doanh nghiệp có thể tiếp cận đến nhân sự thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm email, ứng dụng nhắn tin, mạng nội bộ và các mạng xã hội khác. Tùy vào nội dung thông báo, công ty có thể lựa chọn những kênh truyền thông phù hợp để giúp nhân sự cảm thấy thú vị hơn khi tiếp nhận thông tin. 

Đo lường phân tích

Các công cụ được sử dụng hiện nay tại doanh nghiệp đều có thể thu thập dữ liệu của nhân sự. Việc thu thập này nằm trong phạm vi người sử dụng cho phép ứng dụng khai thác dữ liệu của mình. Dựa vào những thông tin này, công ty có thể đánh giá về mức độ tương tác của nhân viên, cũng như hiệu quả của nội dung được đưa ra để từ đó có sự điều chỉnh và cải thiện phù hợp.  

Cá nhân hóa giao tiếp

Từ dữ liệu thu thập được của nhân sự như công việc, sở thích, hành vi,… doanh nghiệp có thể lên kế hoạch ứng dụng tự động hóa để truyền tải thông tin phù hợp đến từng đối tượng cụ thể. Ví dụ, đối với các nhân viên nữ có sở thích trang điểm, doanh nghiệp có thể xem xét gửi đến nhóm đối tượng này các chương trình ưu đãi về mỹ phẩm, quần áo,… trong nhiều dịp đặc biệt. 

Nguồn ảnh: Synthesia 

Khảo sát và thăm dò ý kiến nhân viên thường xuyên

Các cuộc khảo sát trong công ty là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự hài lòng và mức độ gắn kết của nhân viên. Tuy vậy, đa phần nhân sự cảm thấy các cuộc khảo sát hằng năm dài dòng và tốn thời gian.

Để cải thiện điều này, nhiều công ty lựa chọn áp dụng những cuộc khảo sát nhỏ, chẳng hạn như khảo sát sau dự án, khảo sát theo quý,… Dựa trên những dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể sớm giải quyết các vấn đề và kịp thời thay đổi, đưa ra giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, việc áp dụng những cuộc khảo sát nhỏ này giúp những nhân sự từng bỏ lỡ cuộc khảo sát hàng năm có dịp phản hồi rõ ràng, khách quan và đúng thời điểm. 

Nguồn ảnh: Great place to work 

Tạo trải nghiệm mới với hội nghị truyền hình và AI 

Các hội nghị truyền hình được ra đời nhằm giúp nhân viên có những trải nghiệm thú vị trong công việc. Nhờ sự trợ giúp của AI và các phần mềm mới, doanh nghiệp có thể tổ chức các hội trường ảo, các buổi đào tạo hay các trang cập nhật thông tin mà nhân sự có thể truy cập bất cứ lúc nào. 

Một trong những công cụ ứng dụng AI đang phổ biến hiện nay là Chatbots AI. Chatbots có thể trả lời các câu hỏi phổ biến của nhân viên hoặc cung cấp hướng dẫn về thông tin có sẵn, chẳng hạn như chính sách và thủ tục của công ty, từ đó giúp rút ngắn thời gian và tạo hiệu quả làm việc cho đội ngũ truyền thông nội bộ. 

Bên cạnh Chatbots, bộ công cụ mới cũng được tập trung đẩy mạnh là các hệ thống quản lý kiến thức. Bằng cách tận dụng thực tế ảo tăng cường, hệ thống này có thể phân tích phong cách học tập, điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên để tạo ra các chương trình đào tạo phù hợp, từ đó giúp nhân viên tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ thông tin tốt hơn.

Nguồn ảnh: Digital Tools Mentor

Ứng dụng phương pháp “Working Well” để nâng cao trải nghiệm làm việc của nhân viên 

Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chiến dịch “Hạnh phúc tại nơi làm việc” để giúp nhân viên có nhiều cảm hứng và nhiệt tình hơn trong công việc. Tuy vậy, hạnh phúc là một thước đo khó nắm bắt. Dựa theo chỉ số True North (chỉ số chính về tình trạng chung của công ty, cũng như sự tiến bộ trong việc hướng tới các mục tiêu dài hạn), nhân viên khi làm việc cần có một thể trạng và tinh thần khỏe mạnh. Bởi nếu thiếu các yếu tố này, năng suất và chất lượng công việc rất dễ bị ảnh hưởng. 

Để cải thiện năng lượng cho nhân viên, phòng ban truyền thông nội bộ có thể bắt tay vào hành trình “Lắng nghe nhân sự”. Bằng cách tích cực thấu hiểu những mối quan tâm hay những nhu cầu mà nhân sự mong muốn, các doanh nghiệp có thể tạo ra một văn hóa doanh nghiệp có sự gắn kết tích cực, không ai bị bỏ lại phía sau. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cấp quyền truy cập cho nhân sự vào các ứng dụng sức khỏe tâm thần, chương trình chăm sóc sức khỏe và chương trình hỗ trợ nhân viên vào các gói phúc lợi. Điều này giúp tạo nhân sự được sự căng thẳng và cải thiện tinh thần khi làm việc tại doanh nghiệp.  

Nguồn ảnh: Jeff Toister 

 

Nguồn: Báo Pr Daily – Tác giả Michael DesRochers

Đừng quên like page và theo dõi để nhận được các thông tin thú vị cập nhật về nghề Marcom cũng như các khóa học về truyền thông thương hiệu tại Elite PR School các bạn nhé!