BÁO CHÍ TRONG CUỘC CHIẾN SỐNG CÒN: BÀI HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA WASHINGTON POST VÀ NEW YORK TIMES (PHẦN 2)
Cũng giống như nhiều tờ báo khác, tờ New York Times (NYT) cũng gặp khó khăn khi sự xuất hiện của mạng xã hội khiến doanh thu báo giấy giảm rõ rệt. Từng bị mỉa mai là “kẻ thất bại”, nhưng NYT đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục nhờ những chính sách chuyển đổi số đúng đắn.
Vậy NYT đã làm thế nào để thành công? Cùng tìm hiểu 5 “bí kíp” của họ qua bài báo dưới đây của VIETTIMES.
NEW YORK TIMES – 5 BÍ KÍP THÀNH CÔNG
1. Phát triển và cung cấp các app trên thiết bị thông minh
NYT đã phát triển một số ứng dụng (app). Ứng dụng đầu tiên có thể kể đến là Cooking. Nó cung cấp hàng ngàn công thức nấu ăn đã từng xuất hiện trên NYT dành cho các độc giả yêu thích ẩm thực và nấu nướng. Ứng dụng này đã thu hút được khá nhiều người vốn không thích thú với bản tin của NYT. Tính đến cuối quý III/2018, ứng dụng này đã có 120.000 người theo dõi (follower).
Ứng dụng đáng chú ý thứ 2 là NYT Now. Đây là phiên bản trên thiết bị di động của tờ NYT nhưng không đưa lên đầy đủ các bài viết. Mặc dù app này không thành công về mặt kinh doanh nhưng nó đánh dấu việc NYT là tờ báo tiên phong trong việc số hóa nội dung trên thiết bị di động.
Một app khác cũng thu hút người sử dụng là Crossword (trò chơi ô chữ). Đây vốn là một trò chơi phổ biến trên báo in. Từ sự yêu thích trò chơi của độc giả, NYT đã quyết định số hóa nó, đưa lên Internet và ứng dụng di động để độc giả tạp chí tiếp cận được nhiều hơn. Trong quý đầu tiên ra mắt, Crossword đã đạt được 500.000 người theo dõi.
Chiến lược của NYT với các ứng dụng nói trên là nhằm tạo ra các sản phẩm độc lập, có giá trị, mà vẫn thuộc thương hiệu NYT.
2. Chiến lược viral nội dung
Đối với NYT, tờ báo này đã tận dụng sức mạnh của Facebook, Facebook Live và Snapchat để lan truyền nội dung đến độc giả thông qua các định dạng hiện đại như VR (thực tế ảo) và video 360. Đây là trải nghiệm công nghệ rất mới mẻ với độc giả vào thời điểm đó.
NYT cũng đã ra mắt một podcast tin tức là The Daily. Việc biến bản tin chữ thành bản tin âm thanh là một sáng tạo của NYT.
Ảnh: base.vn
3. Khai thác dữ liệu độc giả để thu hút thêm nhiều thuê bao trả phí
NYT đã tập trung vào việc phân tích dữ liệu và hiện đại hóa môi trường dữ liệu ở dữ liệu mà tờ báo thu thập được. Việc phân tích dữ liệu giúp tờ báo tìm ra các điểm chạm thuê bao (subscribe point). Đây là điểm mà người quan tâm trở nên sẵn sàng theo dõi/trả phí cho một thương hiệu. Sau đó, NYT sẽ tìm cách đưa đến cho người quan tâm/độc giả những trải nghiệm thú vị hơn để họ quay lại thường xuyên hơn và trở thành thuê bao trả phí trung thành.
Ảnh: base.vn
4. Đưa tư duy chuyển đổi số vào Ban lãnh đạo và toàn bộ doanh nghiệp
Trong số 14 người của bộ máy lãnh đạo, chỉ duy nhất 1 người đảm trách vận hành mảng báo in. 13 lãnh đạo còn lại tập trung vào các chiến lược chuyển đổi số cho NYT, bao gồm thay đổi hệ thống một cách toàn diện để tạo ra trải nghiệm đa nền tảng cho độc giả, khiến họ thích thú với các trải nghiệm mới mẻ như đã nêu ở trên. Bên cạnh tư duy từ Ban lãnh đạo, NYT còn chú trọng chuyển đổi số trong nội bộ doanh nghiệp.
Silo là rào cản tâm lý không muốn hợp tác khi phải giải quyết công việc liên quan giữa các bộ phận. NYT đã giải quyết tốt vấn đề này khi mỗi bộ phận, mỗi nhóm có một mục tiêu nhất định nhưng không xa rời sứ mệnh của tổ chức.
Ảnh: base.vn
5. Không ngại thử nghiệm các sản phẩm mới
Việc thử nghiệm những sản phẩm dường như không liên quan tới tờ báo như ứng dụng hướng dẫn nấu ăn Cooking hay ứng dụng trò chơi Crossword đã giúp NYT thu hút thêm nhiều người theo dõi (follower).
Đừng quên theo dõi fanpage và website để nhận được các thông tin thú vị cập nhật về nghề Marcom cũng như các khóa học về truyền thông thương hiệu tại Elite PR School các bạn nhé!