Có một sự thật là các nhà quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc. Để cải thiện tình hình trên, bên cạnh việc các nhà quản lý phải thay đổi thái độ của họ đối với nhân viên, thì sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp cũng quan trọng không kém.
Nhà quản trị nên tỏ ra thân thiện và xem trọng nhân viên như là một đối tác kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần là người cấp dưới. Khi nhân viên cảm thấy như thể họ sở hữu một doanh nghiệp nhỏ và vị sếp đồng hành với họ là một đối tác thân thiện, họ sẽ làm việc với tinh thần hợp tác, năng nổ và hết mình vì “doanh nghiệp nhỏ” của họ, khiến cho hiệu suất làm việc đạt hiệu quả cao và điều này kéo theo doanh thu của công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Dần dần, khi tinh thần doanh nghiệp ngày càng được phát huy trong môi trường làm việc sẽ hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Môi trường này cũng giúp nhân viên có tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm hiệu quả thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề và các ý tưởng mới cũng dễ dàng xuất hiện.
1. Cho phép nhân viên suy nghĩ và hành động như người sở hữu doanh nghiệp: Nhà quản trị nên tin tưởng vào năng lực của nhân viên, để họ có thể tự đưa ra quyết định. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể trong quản lý khi trao quyền cho nhân viên và đơn giản hóa các quy trình khi cần phê duyệt ra quyết định.
2. Giảm thiểu quan liêu: Trước khi thiết lập một chính sách mới, hãy cân nhắc áp dụng chế độ giảm bớt công việc hành chính phức tạp. Giữ chân nhân viên bằng cách thiết lập các chiến lược để duy trì doanh nghiệp với sự quan liêu ở mức tối thiểu.
3. Cho nhân viên cơ hội “cầm cương”: Nếu một thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng mà không nằm trong phạm vi trách nhiệm của họ, hãy giúp kết nối họ với các nhóm phù hợp và để ý tưởng của họ được áp dụng vào cuộc sống.
4. Củng cố tư duy kinh doanh: Ghi nhận và khen thưởng những nhân viên thể hiện các hành vi kinh doanh có lợi cho công ty – những người chia sẻ ý tưởng tạo ra sự khác biệt đáng kể cho trải nghiệm của khách hàng hoặc lợi nhuận của công ty.
5. Cung cấp cho nhân viên quyền truy cập thông tin: Đó có thể là việc đọc tài liệu, tham gia vào các cuộc hội thoại quan trọng, được gặp gỡ những khách hàng hàng đầu, biết rõ các mục tiêu chiến lược, thay đổi định hướng và những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp.
6. Cho nhân viên được quyền phát ngôn: Nhà quản trị nên cho nhân viên được quyền phát ngôn, đưa ra ý tưởng sáng tạo mà không bị chỉ trích, đồng thời cũng cần nuôi dưỡng một nền văn hóa minh bạch bằng cách cho phép nhân viên được đặt ra những câu hỏi bất kỳ, ngay cả khi đó là những câu hỏi khó. Sau đó, giải đáp chúng trong cuộc họp toàn công ty để có thể làm thỏa mãn nhân viên.
Có rất nhiều phương pháp cũng như công cụ hữu ích giúp chúng ta xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng để triển khai một cách hiệu quả, bạn cần học hỏi từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm với mô hình đào tạo bản quyền, mang tính khái quát, tích hợp và ứng dụng cao.
Nguồn: doanhnhanplus.vn