STARBUCKS TUYÊN BỐ NHIỀU THAY ĐỔI LỚN TRONG CÁCH KINH DOANH

Bạn có thể sẽ thích hoặc ghét điều này bởi sự thay đổi này không hẳn gắn liền với những giá trị cốt lõi ban đầu của một “ngôi nhà thứ ba” cùng nguồn cảm hứng từ văn hóa cà phê Ý – tầm nhìn ban đầu của Howard Schultz. Đây sẽ là một bài học cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. Hãy cùng khám phá kỹ hơn qua bài biên dịch từ những phân tích và tổng hợp của Inc. phía dưới đây bạn nhé!
Có thể là hình ảnh về 1 người và đồ uống 

Tuần vừa rồi, Starbucks đã tiết lộ một “Kế hoạch tái phát minh” tới hơn 150 nhà đầu tư của thương hiệu này. Kế hoạch bao gồm mục tiêu tăng trưởng tích cực, với ý định mở hàng nghìn cửa hàng mới trên khắp Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tám năm tới.

Cũng theo kế hoạch, Starbucks đầu tư 450 triệu đô-la vào các cửa hàng ở Bắc Mỹ, trong đó bao gồm các thiết bị độc quyền mà công ty đã phát triển để tối ưu quá trình pha chế, gồm:

Một phương pháp ủ mới sử dụng công nghệ ép chân không để ủ cà phê mới xay và được chế sẵn trong 30 giây
Một quầy đồ uống lạnh được thiết kế lại giúp giảm thời gian làm đồ uống đông lạnh xuống hơn một nửa
Một phương pháp mới để sản xuất cà phê Cold Brew được tuyên bố giúp giảm quy trình từ hơn 20 bước còn 4 bước và thời gian chỉ còn vài giây

Thoạt đầu, điều này có vẻ tốt với mục tiêu cải tiến quy trình cho nhân viên. Nhưng, vấn đề đó là: Sự thay đổi này sẽ đưa Starbucks đi xa khỏi những giá trị cốt lõi ban đầu – lý do những người yêu thích Starbucks sẽ ghét hoặc thích nó.

Một công ty nên phát triển đến quy mô nào? Tất cả phụ thuộc vào mục đích

Đã bốn thập kỷ từ khi Howard Schultz trở về từ Italy, bị thu hút bởi sự lãng mạn và quyến rũ của văn hóa cà phê Ý và muốn nó trở thành nguồn cảm hứng cho Starbucks.

Với vai trò CEO, Schultz đã xây dựng thương hiệu Starbucks bằng cách mang đến cho khách hàng một “ngôi nhà thứ ba” sau gia đình và nơi làm việc – nơi để mọi người kết nối, học hỏi và uống cà phê ngon. Tuy nhiên, ông cũng đã thừa nhận rằng, theo thời gian, Starbucks đã “không còn là chính mình”, khác với tầm nhìn ban đầu của Schultz.

Ngày nay, hầu hết các cửa hàng Starbucks không có gì giống với văn hóa cà phê Ý. Các đồ uống lạnh và đá xay như “Frappuccino” nổi tiếng của công ty chiếm 70% doanh thu (hơn 1 tỷ đô). Sự thật là, ngày càng nhiều khách hàng xem Starbucks là một điểm dừng nhanh chóng, hoặc đặt hàng trực tuyến, ghé vào lấy hàng hay đơn giản là lái xe tạt qua.

 

Có thể là hình ảnh về 4 người

 

 

Trái ngược hoàn toàn với trường hợp của Starbucks là trường hợp của công ty Patagonia. Nhà sáng lập của Patagonia – tỷ phú Yvon Chouinard tuyên bố rằng ông và gia đình sẽ nhượng quyền sở hữu của công ty cho một tổ chức phi chính phủ đáng tin cậy thay vì theo đuổi lợi nhuận.

Và khi Patagonia thực sự phát triển, Chouinard vẫn trung thành với tầm nhìn của mình về Patagonia, phản đối việc đại chúng hóa công ty, bởi theo ông, đó sẽ là “một thảm họa”
Vậy thì bài học mà các chủ doanh nghiệp rút ra được từ sự phát triển của Starbucks (hoặc sự thoái hóa, tùy góc nhìn của bạn) là gì?

Hãy nhớ rằng doanh nghiệp của bạn cần được vận hành một cách có chủ đích. Khi công ty phát triển, người điều hành rất dễ bị cuốn vào cái mà chuyên gia quản lý và tác giả Jim Collins mô tả là “theo đuổi quá mức, vô kỷ luật để đạt được nhiều hơn”. Tất nhiên, nếu đó là mục tiêu của bạn, thì đó là lựa chọn của bạn – và Starbucks thực sự có thể đóng vai trò là nguồn cảm hứng.

Mặt khác, bạn sẽ muốn coi Starbucks như một câu chuyện cảnh tỉnh. Bởi vì cách duy nhất để doanh nghiệp của bạn đi đúng với tầm nhìn của bạn là chống lại sự thôi thúc định hình nó theo tầm nhìn của người khác.

 

Bài được biên dịch từ những phân tích và tổng hợp của Inc.