COCA-COLA – CON NÒNG NỌC BỌC SÁP?

Khi các thương hiệu đến Trung Quốc, tên thương hiệu có truyền thống được dịch sang tiếng nước này ví dụ như Ford được dịch là Phú Thượng. Tuy nhiên, Coca-Cola từng gặp phải tình huống trớ trêu khi tên thương hiệu của mình dịch sang tiếng Trung lại mang ý nghĩa “dở khóc dở cười”.

Năm 1927, khi lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, Coca-Cola đã tìm cách để dịch tên thương hiệu của mình sang tiếng nước này. Trong lúc tìm kiếm 4 ký tự phù hợp, những người đặt tên phát hiện ra các chủ cửa hàng bán lẻ cũng đã tạo ra những bản dịch cho Coca-Cola sang tiếng Trung, nhưng lại là những cái tên rất kỳ cục. Họ ghép nhóm bất cứ âm tiết nào phát âm tương tự như “Coca-Cola” lại mà chẳng cần quan tâm ý nghĩa của chúng. Kết quả là các “phiên dịch tại gia” đã tạo ra những từ phát âm giống “Cola-Cola” với ý nghĩa như: “ngựa cái gắn chặt với sáp” hay “con nòng nọc bọc sáp” (!?)

Cuối cùng, sau khi tra cứu 40.000 từ đồng âm, các chuyên gia tại Coca-Cola cũng đã tìm được 1 cụm từ phù hợp nhất. Đó là “K’o K’ou K’o Lê” (可口可乐 – Khả Khẩu Khả Lạc). Khả Khẩu Khả Lạc có nghĩa là vừa hợp khẩu vị lại vừa vui vẻ, phát âm lại rất gần với Coca-Cola. Đây cũng là cụm từ phiên âm nhãn hiệu được cho là hiệu quả và thành công nhất.

Nguồn: Coca-Cola.

Đối với các tập đoàn/công ty đa quốc gia, khi quyết định thâm nhập vào thị trường mới, một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên mà người làm truyền thông cần chú ý đó là văn hóa bản địa để tránh gây ra phản ứng ngược, gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe thương hiệu.

Cùng khám phá các case-study truyền thông liên văn hóa trong các khóa học của Elite PR School.