Các giám đốc đào tạo (GĐĐT) trong một doanh nghiệp đang dần nắm giữ vai trò quan trọng hơn trong việc định hình lại năng lực và văn hóa của tổ chức. Người giữ vai trò mới này thường được gọi với cái tên GĐĐT chuyển đổi (Transformers).
Trong một nghiên cứu gần đây của George Westerman (Viện Công nghệ Massachusetts – MIT) và các đồng nghiệp, thông qua các cuộc phỏng vấn sâu với 21 GĐĐT cao cấp tại 19 công ty lớn, đã cho thấy rằng các GĐĐT chuyển đổi đang thúc đẩy ba loại thay đổi chính trong doanh nghiệp của họ.
Thứ nhất, họ đã thay đổi các mục tiêu học tập của tổ chức, chuyển trọng tâm từ phát triển kỹ năng sang phát triển tư duy, giúp người lao động thực hiện tốt ở hiện tại và thích ứng nhanh trong tương lai. Thứ hai, thay đổi các phương pháp học tập thực tiễn hơn, nội dung được phân hóa thành khối kiến thức chuyên sâu. Thứ ba, thay đổi phòng đào tạo của tổ chức theo hướng tinh gọn, có tính chiến lược.
Đối với những công ty có quy mô lớn, việc cung cấp các khóa học trực tiếp cho tất cả nhân viên là quá tốn kém và khó khả thi vì thiếu hụt lực lượng giáo viên đào tạo, ngoài ra nhân viên còn mất nhiều thời gian cho việc di chuyển và làm việc.
Để giải quyết vấn đề trên, doanh nghiệp nên áp dụng một phương pháp tiếp cận mới là dạy ngang hàng (Peer teaching). Theo đó, những đồng nghiệp có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi có thể tham gia xây dựng nội dung đào tạo và truyền đạt lại cho những đồng nghiệp khác ít kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn hơn. Phương pháp này giúp mở rộng số lượng giáo viên và chuyên gia để phát triển các nội dung đào tạo. Đồng thời, việc số hóa các nội dung đào tạo sẽ mở ra nhiều cơ hội học tập cho các nhân viên, mà công ty không phải lo lắng về xung đột lịch trình hoặc chi phí đi lại.
Bài viết này đưa ra một góc nhìn thú vị về ba loại thay đổi chính mà các GĐĐT đang áp dụng trong doanh nghiệp của họ. Đọc đầy đủ tại đây.
Bạn có sẵn sàng đi học nâng cao năng lực truyền thông tại ELITE PR SCHOOL và truyền đạt lại cho 10 người khác không?