[VIDEO] TỪ VỤ MÃ PÍ LÈNG NGHĨ VỀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI DI SẢN Ở TẦM QUỐC GIA

Gìn giữ di sản không phải là tìm mọi cách giữ nguyên nó một cách nguyên thủy như nó vẫn từng thế từ hàng nghìn năm nay. Cần tìm cách để di sản phục vụ đời sống con người theo cách hợp lý nhất mang lại những lợi ích về kinh tế, phát triển xã hội, góp phần tạo dựng danh tiếng quốc gia. Bhoutan, Ireland, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Peru,… không biết xót xa về di sản hay sao? Sao họ vẫn khai thác? Các nước phát triển cũng phải thảo luận rồi đưa ra những cách khai thác thiên nhiên và di sản một cách hợp lý nhất, tại sao ta không làm vậy?

Câu chuyện không phải là có nên khai thác hay không mà là khai thác như thế nào và lợi ích được chia sẻ ra sao. Câu chuyện về Mã Pí Lèng chính là cơ hội để nhà nước, các cơ quan quản lý cấp bộ, các tỉnh thành bàn thảo với nhau và đưa ra những chính sách về quan điểm chính thống về việc ứng xử với di sản, tạo dựng được sự đồng thuận, thu hút đầu tư xã hội.Rõ ràng là chủ đầu tư của ngôi nhà 7 tầng ở Mã Pí Lèng đã làm sai pháp luật khi xây dựng chưa có giấy phép (đố lấy được giấy phép trong mê cung hành chính đấy). Câu chuyện là, việc đầu tư có khởi phát từ chủ trương kêu gọi đầu tư của địa phương hay không?

Nếu có thì địa phương phải có trách nhiệm giúp nhà đầu tư giải trình và hoàn thiện hồ sơ như thế nào? Đây không phải chỉ là câu chuyện thu hút đầu tư địa phương mà còn là là thu hút đầu tư ở cấp quốc gia. Trước đây cũng đã có một vụ vụ lùm xùm lớn xảy ra. Cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến việc chính phủ và các tỉnh của Việt Nam đồng hành như thế nào với nhà đầu tư. Từ đó tạo dựng uy tín của người kêu gọi đầu tư và các nhà đầu tư.

4 việc cần làm sau vụ Mã pí lèng bây giờ là:
1. Hoàn thiện khung pháp lý cấp quốc gia từ luật cho đến các thông tư, chỉ thị để việc khai thác di sản thiên nhiên và văn hóa được diễn ra một cách minh bạch, có trình tự và yêu cầu rõ ràng, khả thi.


2. Việc khai thác di sản thiên nhiên và văn hóa, sau khi được phê duyệt khi cần có quy hoạch minh bạch và rõ ràng để có thể đấu thầu quyền sử dụng và khai thác. Quá trình quy hoạch thiết kế hoàn toàn có thể trưng cầu ý kiến xã hội.
3. Nâng cao năng lực truyền thông của các cơ quan chức năng và các tỉnh có thể truyền cho nó thông. Ví dụ như vụ Mã pí lèng, trong nguy có cơ. Chính quyền Hà Giang hoàn toàn có thể tổ chức họp báo và đối thoại với dư luận xã hội để có thể có cái nhìn đa chiều về sự việc này, trên cơ sở có thể tìm ra giải pháp thấu tình đạt lý. Có thể trưng cầu ý kiến về việc nên sửa tòa nhà này như thế nào hoặc nên thiết kế như thế nào.
4. Cần thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp để người dân trong vùng di sản được xếp hạng vui vẻ bảo tồn di sản và phát triển. Khách sạn ở trong vùng di sản không phải tự nhiên có nhiều khách đến như vậy. Họ cần chia sẻ lợi ích thu được với người dân địa phương các khoản thuế đã nộp cho ngân sách địa phương. Các khu di sản cần thu phí để phân phát lại cho người dân. các cơ hội quảng cáo ở những vùng này cũng cần được tận dụng tối đa và chia sẻ lợi ích cho người dân bản địa.

(Một vài trao đổi của Mr. Nguyễn Đình Thành – Đồng sáng lập Elite PR School – trong chương trình talk hôm nay với VTC1)

Video buổi talk: