THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN LÀM GÌ ĐỂ THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠN BÃO CÔNG NGHỆ SỐ?

Chúng ta đang quay cuồng trong sự biến đổi chóng mặt của thế giới số. Mỗi ngày đều có những sản phẩm công nghệ mới, các ứng dụng liên tục cập nhật. Cùng với đó là các thiết bị thông minh ra mắt hàng loạt. Thương hiệu của bạn đau đầu cạnh tranh với hàng loạt đối thủ mà sáu tháng trước chưa có ai từng nghe tiếng. Tất cả tràn ngập trên các phương tiện truyền thông. Nỗi lo sợ thương hiệu biến mất trên thị trường và trong tâm trí khách hàng cứ rình rập bạn mỗi ngày.

Điều bạn cần lúc này là chọn lựa một cuốn sách thích hợp. Hãy bắt đầu từ nguồn gốc của tất cả: Cách mạng công nghệ 4.0

Trước tiên, bạn thậm chí còn chưa bắt kịp với tốc độ thay đổi của thời cuộc? Rốt cục thì 4.0 là cái gì? Sao nó lại khiến cả thế giới chao đảo?

Branding 4.0

…chính là cuốn sách cung cấp tất tần tật các kiến thức xung quanh cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Và cả cách mạng cho thương hiệu của bạn!

Thiết bị di động, đồng hồ/kính/vòng tay thông minh – Hãy dùng chúng để tiếp cận khách hàng!

Bạn có biết rằng dự kiến tới năm 2020, sẽ có 1/2 dân số thế giới, tức hơn 4 tỉ người có thể kết nối mạng Internet?

Cách mạng 4.0 đã buộc hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề phải thay đổi để thích ứng. Và marketing cũng không phải ngoại lệ. Bạn có thể thử nghiệm những sáng tạo táo bạo, bắt kịp xu thế.

Điều đó dựa vào những đặc điểm mới mẻ của marketing và xây dựng thương hiệu (branding) trong tiến trình số hóa. Tất cả được thể hiện qua các case study, bảng biểu, sơ đồ khái quát hóa…

Marketing nói chung và branding nói riêng luôn đòi hỏi sự đột phá và làm mới liên tục. Hãy tìm một “cố vấn” cùng bạn thực hiện các thay đổi. Đó là“Branding 4.0”.

 

Giờ là thời đại của “thế giới phẳng” – thế giới thông tin được kết nối toàn cầu. Bạn làm thế nào để khách hàng ấn tượng với sản phẩm của mình?

Marketing trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

sẽ giúp bạn làm điều đó!

Cách mạng công nghệ 4.0 cũng là lúc bạn phải làm cách mạng truyền thông cho sản phẩm của mình!

Amazon đã sử dụng hình thức quảng cáo tinh vi trong thời gian thực với công nghệ “lọc cộng tác” để kiểm tra lịch sử mua và danh mục sản phẩm, cá nhân hóa các nhóm khách hàng. Từ đó, đề xuất sản phẩm liên quan, kích thích nhu cầu mua hàng.

Marketing trong thời đại công nghệ là cả một nghệ thuật. Cùng “Marketing trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0” khám phá cách sử dụng các công cụ kết hợp với tuyệt chiêu của những người nghệ sĩ để chinh phục thị trường!

Khoan đã, vậy còn PR (Public Relation) thì sao? Tôi cũng cần phải hiểu rõ về quan hệ công chúng để gắn kết với khách hàng, ngăn họ khỏi sự bủa vây của quá nhiều mặt hàng chứ?

PR và những lầm tưởng

…sẽ thay đổi tất tần tật và đem đến cho bạn cái nhìn mới mẻ về Quan hệ công chúng!

Bạn nghĩ khi làm PR thì:
“Muốn thành công bạn phải là người hướng ngoại?”
“PR đem lại hiệu quả ngay lập tức?”
“Thông cáo báo chí đã hết thời”?
“Đồ tốt khắc có người biết đến”?
“Làm PR nội bộ dễ hơn”?

Vậy thì bạn lầm rồi! “PR và những lầm tưởng” sẽ chỉ ra và lẩn tìm nguồn gốc của những niềm tin sai lầm phổ biến xung quanh nghề PR. Những suy nghĩ ở trên chính là một trong số đó.

Những lầm tưởng này phần lớn đều xuất phát từ các lý thuyết chuyên nghiệp. Do sự thay đổi về thời đại, công nghệ và tham vọng, PR đã bị biến đổi thành một “bộ công cụ tiếp thị thực dụng và xô bồ”.
Nếu quyết tâm dấn bước vào con đường PR nhiều thử thách nhưng cũng rất thú vị và giàu tiềm năng, thì việc bỏ lỡ cuốn sách này là một sai lầm!

Đặc biệt, sản phẩm tốt chưa chắc đã tới được với khách hàng khi bạn không biết kể một câu chuyện hay cho nó.

Đó là lý do tại sao “Câu chuyện tiếp thị trong thời đại kỹ thuật số” ra đời.

Bạn muốn sản phẩm của mình phải gây được ấn tượng với khách hàng?
Vậy thì phải biết cách kể lời nói xạo của mình!

“Tôi tin rằng món sushi sẽ ngon hơn nếu được làm bới bếp trưởng người Nhật!”
“Tôi tin rằng mua đồ lót sẽ khiến tôi đẹp hơn”
“Tôi tin rằng một bữa ăn tại nhà sẽ tốt hơn cho gia đình tôi”
Mỗi niềm tin sẽ là cơ sở để kể một câu chuyện đặc biệt cho sản phẩm của chúng ta. Làm tiếp thị, hay marketing, nghĩa là kể cho khách hàng nghe những câu chuyện mà họ muốn tin.

“Câu chuyện tiếp thị trong thời đại kỹ thuật số” cho bạn biết về cách kể những câu chuyện đáng tin trong một thế giới mất niềm tin. Rất có thể khi xây dựng nên câu chuyện của riêng mình, chúng ta cũng dễ bị cám dỗ và đưa vào những tình tiết lừa gạt khách hàng. Mục đích là để tìm kiếm những lợi ích. Vì vậy, làm thế nào để giữ mình luôn cân bằng ở ranh giới? mỏng manh giữa tiếp thị một cách tinh tế và trở thành kẻ dối trá bị khinh miệt, đó là cả một nghệ thuật cần nắm vững.
Hãy nhớ, mọi nhà tiếp thị đều là người kể chuyện, chỉ những người thất bại mới là kẻ nói xạo.

Cùng Elite PR School nghiên cứu và ứng dụng kiến thức từ những cuốn sách từ 1980Books, giúp thương hiệu của bạn phát triển bền vững.