TẠI SAO GIAO TIẾP LẠI HAY XẢY RA HIỂU NHẦM?

Bạn miệt mài chọn những từ đắt, câu ấn tượng, luyện tập giọng nói trầm bổng đầy cảm xúc, thế nhưng khi nói lại không cuốn hút hoặc thậm chí đối tác còn hiểu nhầm, tại sao vậy? Theo một nghiên cứu của giáo sư Mehrbian: ngôn từ chỉ chiếm 7%, âm điệu chiếm 38% và ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng nhất với 55% thông điệp truyền tải.

Khi giao tiếp, tầm quan trọng của các yếu tố được xếp theo thứ tự: ngôn ngữ cơ thể & nét mặt, âm điệu giọng nói rồi mới đến từ ngữ. Người nghe sẽ chú ý tới nét mặt và giọng điệu hơn là từ ngữ. Họ vẫn sẽ hiểu rằng bạn có thiện chí khi bạn nói một cụm từ mang sắc thái tiêu cực nhưng với giọng nói và nét mặt tích cực.

Ứng dụng điều này như thế nào ?

Khi phê bình một nhân viên, hãy chọn cách đối thoại trực tiếp để thấy được phản ứng của người ấy qua nét mặt, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, từ đó điều chỉnh cách truyền đạt thông điệp phù hợp hơn.
Khi bạn thực sự tâm huyết với dự án sắp tới của mình, hãy trình bày nó trong cuộc họp với ngôn ngữ cơ thể linh hoạt cùng nét mặt quyết tâm để tăng thêm sức thuyết phục và bày tỏ nhiệt huyết của mình.
(Bạn có biết trùm quốc xã Đức Hitler thường tập luyện hàng giờ, đặc biệt là các tư thế tay, tư thế cơ thể và âm điệu, chụp ảnh lại để cải tiến, để có những bài diễn văn hớp hồn công chúng?)
Trong các buổi phỏng vấn, vẻ mặt và giọng nói của các ứng viên khi trả lời câu hỏi khó sẽ giúp bạn nhận ra đâu là người có thật tâm khao khát công việc, đâu là người đơn thuần đi tìm việc.

Để tránh những hiểu nhầm không đáng có trong giao tiếp, khi ở những tình huống nhạy cảm, hãy luôn chú ý rằng sắc thái khuôn mặt và giọng điệu của bạn phải “có sức nặng” hơn từ ngữ bạn dùng.

Cùng khám phá những ứng dụng của nghiên cứu này trong module Reputation Management trong Bộ công cụ MECGRIS hoặc lớp Xây dựng thương hiệu cá nhân của Elite PR School nhé.