[SÁCH] XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU NHƯ THẾ NÀO?

Ngay cả một cô gái xinh đẹp nhất cũng không thể cho bạn cái mà cô ấy không có. Một thương hiệu cũng như vậy: chỉ có thể cho đi những gì thương hiệu ấy có và tin tưởng vào. Người Việt thường nói: “của cho không bằng cách cho”, cách một thương hiệu truyền đi các giá trị sẵn có bằng phát ngôn, hành động, sự kiện…cũng quan trọng không kém bản thân chính thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

Tác giả Donald Miller đã chỉ ra trong cuốn “Xây dựng câu chuyện thương hiệu” (1980Books ấn hành năm 2018) những sai lầm mà thương hiệu có thể gặp phải, điển hình như luôn coi bản thân thương hiệu là trung tâm thay vì khách hàng. ”Luôn luôn định vị khách hàng của bạn là người hùng (như trong một bộ phim) và thương hiệu của bạn là người dẫn đường. Luôn luôn thế. Nếu không làm vậy, doanh nghiệp của bạn sẽ tử nạn.”

Cái khách hàng cần rất “đơn giản”. Họ cần biết sau khi dùng sản phẩm/ dịch vụ của bạn, vấn đề của họ có được giải quyết hay không? Hãy cho khách hàng HIỂU NGAY LẬP TỨC thương hiệu của bạn muốn đưa họ đi đâu, cho họ cái gì. Bởi lẽ “người ta không mua những sản phẩm tốt nhất mà mua sản phẩm mà họ dễ hiểu nhất”.

Nếu làm một trang web hãy làm sao để một người tiền sử cũng hiểu được bạn bán gì trên đó. Hãy:
1. Xác định điều khách hàng mong muốn.
2. Xác định thách thức khách hàng gặp phải.
3. Cung cấp công cụ họ có thể sử dụng để xử lý thách thức ấy.

Trước khi tiếp tục kể câu chuyện thương hiệu của mình bằng những hình ảnh, văn bản, sự kiện, video… hãy bắt đầu bằng việc xác định mission của thương hiệu mình và những đặc tính của nó mà khách hàng có thể hiểu, cảm nhận trong thời gian ngắn nhất và theo cách hiệu quả nhất. Đương nhiên, note nhỏ này không thể nói (và không được nói) hết những điều thú vị trong cuốn sách. Không chỉ là những nguyên tắc cơ bản, cuốn sách còn cung cấp những gợi ý về những bước đi cụ thể. Chính vì thế, sách sẽ có ích hơn với những người đang trực tiếp làm #brand#marketing và brand communication.