[SÁCH] NGƯỜI LÀM MARCOM CẦN GÌ NGOÀI KINH NGHIỆM “THỰC CHIẾN”?

Cuộc cạnh tranh cho sự chú ý của người tiêu dùng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Liệu rằng ngoài những chiến dịch truyền thông được đẩy mạnh, người làm Marcom còn cần những “nền tảng” nào để biến tổ chức của mình thành thanh nam châm “hút” được nhiều khách hàng nhất?

1. Trả lời được câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?”

Bạn băn khoăn về sản phẩm mình bán ra, về cách bạn quảng cáo cho nó. Liệu ta có đang cổ vũ khách hành bằng thông điệp: “Chỉ cần bạn có tiền, chúng tôi sẵn sàng cung cấp?”
Vậy, thế giới của chúng ta còn gì không thể mua và bán?
Cuốn TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC GÌ đưa ra một ví dụ điển hình: tiền không thể mua con người!
Đọc để thấy đâu là giới hạn đạo đức của thị trường, và đưa ra quyết định “bán cái gì và bán như thế nào” cho khách hàng của bạn.

2. Hãy tạo ra những sản phẩm không chỉ khách hàng mong muốn thuê, mà còn sẵn sàng chi trả mức giá cao để có quyền sử dụng chúng

Thấu hiểu nguyên nhân đằng sau quyết định của người tiêu dùng, khi họ chọn một sản phẩn hay dịch vụ đưa vào trong cuộc sống của mình, chính là câu hỏi then chốt để bạn CẠNH TRANH KHÔNG CẦN MAY MẮN. Hãy tạo ra những sản phẩm không chỉ khách hàng mong muốn thuê, mà còn sẵn sàng chi trả mức giá cao để có quyền sử dụng chúng.

3. Luôn khao khát đổi mới và phát triển

Hãy đi tìm những ý tưởng mới cho chiến dịch của bạn bằng cách học tập từ những điều kỳ tích mà người khác làm được. Bạn nghĩ sao về NHỮNG SÁNG KIẾN PHẦN LAN – những sáng kiến giúp một quốc gia nghèo khó bị chiến tranh tàn phá giờ đây có thể đạt được mức độ phát triển cao nhất về mức độ bình đẳng và nền công nghệ thông tin?

4. Chia sẻ không làm bạn yếu đi, mà sẽ giúp bạn đi xa hơn với khách hàng của mình

Liệu chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà chúng ta là những doanh nhân được trao quyền và được thụ hưởng sự linh hoạt và độc lập trong chuyên môn? Những công nghệ chuỗi đang xuất hiện, làm thay đổi sự tặng trưởng kinh tế và tương lai của việc làm.
Nắm bắt sức mạnh của một NỀN KINH TẾ CHIA SẺ sẽ giúp bạn có những hướng đi bắt kịp xu thế cho tổ chức của mình.

5. Nếu nắm được lòng người, không chỉ con người mà mọi thứ cũng đi theo

Nếu chỉ lo kiếm tiền, cả tiền và người sẽ mất. Nhưng nếu nắm được lòng người, không chỉ con người mà mọi thứ cũng đi theo. Với HÃY ĐẾN HIỆU THUỐC YUKI, bạn sẽ nhận ra kinh doanh đắc nhân tâm, kết cục không phải là một lý luận già nua, tụt hậu so với thời đại mà là sức cạnh tranh hiệu quả và bền vững nhất.

6. Với Marcom, hãy tạo ra sự khác biệt, chứ đừng ngụp lặn trong sự cạnh tranh.

Nếu đi từ một đến n, bạn sẽ phải ngụp lặn trong bể cạnh tranh, buộc phải chia bớt lượng khách hành cho các doanh nghiệp khác.
Nhưng với trường phái “KHÔNG ĐẾN MỘT”, bạn tạo ra một sự khác biệt, một thông điệp đột phá, một chiến dịch độc quyền. Và một khi đã độc quyền, bạn sẽ chỉ còn việc phăng phăng đi về đích trước vẻ bất lực của đối thủ cạnh tranh mà thôi.
KHÔNG ĐẾN MỘT sẽ chỉ cho bạn thấy rằng, hãy cữ bắt đầu với ý tưởng của mình, dù chỉ là nhỏ thôi, nhưng độc quyền. Facebook ngay từ đầu cũng chỉ là một mạng lưới nhỏ trong một trường đại học mà thôi.

7. “Tốt là kẻ thù của vĩ đại”

Có một sự thật rằng: “Tốt là kẻ thù của vĩ đại”. Và đó là một trong những lý do chính giải thích tại sao có rất ít điều vĩ đại. Để nhảy vọt TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI, , cần phải vượt qua cách nhìn nhận thông thường về năng lực, kết hợp văn hóa kỷ luật và có suy nghĩ rất khác trong vai trò của công nghệ.