NẾU BẠN NHẮM MẮT TRƯỚC CƠ HỘI, ĐỐI THỦ CỦA BẠN SẼ LÀM ĐIỀU ẤY

Kodak từng là công ty hàng đầu thế giới về máy ảnh cơ và phim, thu được lợi nhuận cao trong thời gian dài.

Thế nhưng, máy ảnh kỹ thuật số ra đời đã thay thế máy ảnh cơ. Người dùng đã chuyển từ in ảnh sang chia sẻ trực tuyến. Chắc chắn, những người hoài cổ vẫn sẽ tiếc nuối dòng máy phim nhưng số lượng đó quá ít so với thời hoàng kim của Kodak. Công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2012. Từng là một trong những công ty quyền lực nhất thế giới, ngày nay Kodak có vốn hóa thị trường chưa tới 1 tỉ USD.

Dù là công ty đầu tiên sáng chế ra công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số và cũng là công ty đầu tiên ứng dụng nó, nhưng Kodak đã không chú trọng phát triển thị trường cho công nghệ kỹ thuật số, bởi họ lo sợ rằng công nghệ mới này đe dọa tới doanh số bán phim truyền thống.

Trước khi Mark Zuckerberg viết dòng mã đầu tiên cho Facebook, Kodak đã mua lại một trang chia sẻ ảnh trực tuyến có tên Ofoto vào năm 2001. Nếu Kodak biết tận dụng khẩu hiệu lịch sử của họ về ‘chia sẻ kỷ niệm, chia sẻ cuộc sống’, thì thương hiệu Ofoto có lẽ đã trở thành Kodak Moments (thay vì EasyShare Gallery). Những người dùng của nền tảng này hẳn sẽ thấy những tính năng tiên phong cho xu hướng mạng xã hội hiện nay như chia sẻ hình ảnh, cập nhật trạng thái cá nhân và thông tin liên tục.

Thật không may, Kodak chỉ sử dụng Ofoto để thu hút khách hàng in ảnh kĩ thuật số. Cuối cùng, trang web được bán lại cho Shutoston với giá chưa đến 25 triệu USD vào tháng 4/2012. Cùng tháng đó, Facebook đã chi 1 tỉ USD để mua lại Instagram, công ty do 13 nhân viên Systrom đồng sáng lập 18 tháng trước đó.

Nhiều công ty thường xem các công nghệ mới như mối đe dọa, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp của họ và muốn chuyển hướng đủ nguồn lực để tham gia vào các thị trường mới. Và Kodak chính là một ví dụ điển hình về tiềm năng không được tận dụng.
Không ai có thể ngồi ở ngôi vương mãi mãi nếu không học cách thay đổi từ ngày hôm nay. Hãy đọc thêm về bài học rút ra từ case – study của Kodak tại đây.