“Món Huế là ví dụ cho sự không đồng nhất và chuẩn hoá về quy trình trong một chuỗi cửa hàng”.
Dấu hiệu cho sự kết thúc này ít nhiều đã được nhìn thấy từ trước đó khi nhiều khách hàng than phiền về chất lượng và dịch vụ tại hệ thống nhà hàng này. Thực tế, sự đổ vỡ của hệ thống nhà hàng Huy Việt Nam (Công ty mẹ) cho thấy mức độ rủi ro trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B), đặc biệt là các hệ thống theo chuỗi. Muốn mở rộng chuỗi, các cơ sở phải xây dựng được 3 chìa khoá mấu chốt: quy trình, hệ thống và con người.
Món Huế đã tăng tốc trong sự thiếu chuẩn bị cho cả 3 yếu tố trên. Theo một số nhà phân tích, Món Huế đã tăng tốc mở chuỗi lên gấp nhiều lần, cho mục đích gọi vốn là chủ yếu. Tuy nhiên, không có được sự đảm bảo tài chính nên hệ thống Huy Việt Nam “chết” bất ngờ.
Huy Việt Nam từng là startup gọi vốn nhanh và mạnh nhất. Tuy nhiên đó là bởi khi tại thời điểm đó mức tăng trưởng trung bình của ngành F&B ở Việt Nam năm 2014 đã tăng trên 18%/năm. Cho tới năm 2018, ngành F&B của Việt Nam ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt bởi các thương hiệu ngoại nhập và nhiều đơn vị kinh doanh sa sút. Điển hình như việc Golden Gate, ông trùm trong lĩnh vực F&B chỉ tăng doanh thu mức thấp nhất trong 5 năm đổ lại và rất nhiều những chuỗi F&B ngã ngựa từ đây.
Ông Huy Nhật – sáng lập Huy Việt Nam, dường như thấy trước khả năng khó cầm cự nên đã “đột ngột” đóng cửa Món Huế và để lại khoản nợ chưa thanh toán lên tới hàng chục tỷ đồng. Huy Việt Nam đã giảm vốn điều lệ từ 1.200 tỷ đồng xuống 600 tỷ và đồng thời nhiều thông tin cho biết công ty này sẽ chọn 8 cửa hàng với đủ thương hiệu và duy trì cho đến hết năm 2019. Tuy nhiên, không biết thương hiệu này có còn đủ sức để đứng dậy sau cú sốc quá lớn?