MARKETING 3.0: THƯƠNG HIỆU CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Khi áp dụng Marketing 3.0, công ty cần xác định, thể hiện và truyền thông về các giá trị cốt lõi của mình với các đối tượng công chúng mục tiêu. Thương hiệu có thể tác động đến các vấn đề chung của xã hội và nhân loại như nghèo đói, sự thay đổi về văn hóa xã hội và sự bền vững môi trường. Marketing 3.0 “đánh” vào sự hiểu biết (về môi trường xã hội), nhu cầu được đóng góp vào sự phát triển của xã hội và các giá trị nhân đạo. Người tiêu dùng năng động hơn và ngày càng có nhiều quyền lực hơn. Doanh nghiệp cần phải hiểu để thể hiện sự quan tâm, cam kết của mình với các mối quan tâm này của người tiêu dùng. Marketing 3.0 tạo điều kiện cho người tiêu dùng thấy đồng tiền mình chi tiêu mang đến lợi ích thiết thực cho xã hội.

Chả thế mà khi mua sản phẩm The Body Shop người tiêu dùng biết mình đang dùng sản phẩm mà không có con vật nào phải khổ vì bị thí nghiệm sản phẩm ấy, rằng nguyên liệu để làm ra sản phẩm ấy được mua của những nhà sản xuất ở các nước đang phát triển, giúp sản phẩm của người nghèo được trả giá cao hơn. Mì Gấu đỏ ở Việt Nam cũng đã chọn đi theo con đường này, tiếc là sự cam kết của doanh nghiệp không đủ để dẫn tới bị khủng hoảng khi người tiêu dùng không đủ lòng tin vào sự cam kết ấy.

Honda Vietnam chọn cách khác: mỗi bức tranh hợp lệ tham gia cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ sẽ mang lại 10.000 đồng cho quỹ khuyến học của Công ty tại Việt Nam. Tiền ấy do Công ty trích ra để làm thư viện, tặng sách, tặng học bổng cho học sinh nghèo.

Thương hiệu mỹ phẩm tóc Davines đến từ Italia thì tính toán lượng chất thải vào môi trường khi sản xuất và sử dụng sản phẩm của mình rồi “quy đổi” ra lượng cây tương ứng cần trồng, qua đó họ đưa ra chương trình Zero Impact – Vô hại với môi trường. Không dừng lại ở đó, toàn bộ các sản phẩm của Davines được sản xuất trong các nhà máy sử dụng năng lượng xanh. Công ty này cũng cổ vũ cho việc gìn giữ đa dạng sinh học và gìn giữ các giá trị thủ công truyền thống, các cây trồng truyền thống thông qua việc mua sản phẩm gốc, truyền thống với giá cao đồng thời cũng cộng tác với hiệp hội slow food của Italia. Đây cũng là cách để chinh phục trái tim của người tiêu dùng trên thị trường mỹ phẩm cạnh tranh quyết liệt như hiện nay.

Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn Le Group từng kể lại câu chuyện thú vị về cách làm hay của du lịch Thụy Sỹ. Bạn muốn khách hàng chi hàng trăm euro một đêm, dùng ít amenities (xà phòng, dầu tắm…), đi dọn núi quanh khách sạn và họ vẫn…vui vẻ? Có thể làm được! Hãy cho khách hàng THẤY khách sạn của bạn chú ý tới từng chi tiết thế nào, THẤY khách sạn quan tâm tới môi trường thế nào và NÓI với họ: “Đỉnh Alpơ là báu vật của thiên nhiên. Báu vật ấy là của bạn, của tôi, của cả thế giới này. Thế mà lũ chim kia lại “ị” bậy lên đó. Hãy cùng nhân viên chúng tôi làm sạch ngọn núi, để trả lại cho thiên nhiên và con người báu vật này thật sạch sẽ”. Và thế là khách hàng, những người bay cả chục nghìn cây số sang Thụy Sỹ để nghỉ ngơi, trả gần 1.000 USD/đêm, đã vui vẻ xách xô đi làm sạch núi “cho bạn”.

“Bắt” người ta trả tiền, “bắt” người ta làm việc mà vẫn vui vẻ. Xem ra treo chuông cổ mèo vẫn có thể làm được nếu doanh nghiệp chịu suy nghĩ, tìm tòi và làm những gì có lợi không chỉ cho mình mà cho cả nhà cung cấp, người lao động, xã hội, môi trường.

Tham gia khóa học Nghệ thuật truyền thông thương hiệu – Bộ công cụ MECGRIS để cùng Elite PR School khám phá chiến lược xây dựng thương hiệu bền vững thông qua các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong Module 8: Social Responsibilities. Khóa học ME028 Online khai giảng vào ngày 15/06 tới đây.

Tìm hiểu thông tin khóa học tại đây.

Đăng ký tham gia ngay hôm nay để không bỏ lỡ các chương trình ưu đãi.