TRIỂN LÃM “HOA NƠI CHIẾN TRƯỜNG” – khi sáng tạo của bạn bị hiểu là phản cảm
Một tác phẩm của triển lãm “Hoa nơi chiến trường”
Chỉ cần gõ dòng chữ “Banksy vietnamese war” bạn sẽ thấy vô số các tác phẩm nổi tiếng thế giới của hoạ sỹ đường phố ẩn danh Banksy lấy cảm hứng từ các bức tranh về chiến tranh Việt Nam. Thế nhưng Banksy là một hoạ sỹ nặc danh, ông không đại diện cho nhãn hàng nào và nhất là ông không ở Việt Nam: nơi các vết thương chiến tranh vẫn còn hiện hữu.
Một tác phẩm của triển lãm “Hoa nơi chiến trường”
Trên những bức ảnh tái hiện chiến tranh Việt Nam, các vũ khí như bom, súng, pháo đều được biến thành những bông hoa – một ý tưởng không tồi cho một công ty bán hoa muốn làm brand awearness. Để xây dựng thương hiệu từ góc độ văn hoá, công ty tổ chức hẳn một triển lãm để thu hút sự chú ý của công chúng và earned media. Triển lãm “Hoa nơi chiến trường” đã được trưng bày tại một showroom ở TP.Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30/4/2015.
Một tác phẩm của triển lãm “Hoa nơi chiến trường”
Tuy nhiên, họ quên rằng, ở Việt Nam, Sở văn hoá thành phố và bộ Văn hoá là những cơ quan kiểm tra và quyết định “ngưỡng nhạy cảm” của các sản phẩm văn hoá.
Tác phẩm của Banksy
Thông điệp đơn vị tổ chức đưa ra là: “Chương trình nhằm truyền đi một thông điệp về một thế giới hòa bình, nơi không có chiến tranh và các chiến trường ác liệt trở thành rừng hoa mang mầm sống và khát vọng tình yêu”. Ngay cả khi nhãn hàng muốn làm việc tốt nhưng nhiều khi xã hội lại không chia sẻ cách nhìn như vậy : ” Sáng ngày 20.4.2015, bà Nguyễn Thị Vân – đại diện truyền thông của Công ty Thuận Lê, đơn vị đang sở hữu showroom Flower box Concept cho biết: Sở dĩ triển lãm ảnh “Hoa chiến trường” bị tạm ngưng là chưa xin giấy phép tổ chức.
Bà Vân cũng giải thích thêm, vì cuộc triển lãm này chỉ làm trong nội bộ khuôn viên của cửa hàng, không bán vé, mỗi khách đến mua hàng thì Công ty sẽ trích ra 50.000 đồng trên mỗi hóa đơn từ quỹ hoạt động xã hội của Thuận Lê, để tham gia ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các nạn nhân của chiến tranh.
Tác phẩm “Spray” về chiến tranh VIệt Nam của họa sỹ đường phố DOLK
Ngoài ra, những ai có tấm lòng hảo tâm thì cũng có thể tham gia quyên góp trực tiếp tại các cửa hàng của Flower box.”
Tuy nhiên, những cách điệu quá mới và dường như thiếu nhạy cảm này đã các cơ quan quản lý không cấp phép cho hoạt động này. Ngoài ra, earned media đã biến thành bad critics, gây ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của công ty.
Người ta nói “Văn hóa là cây đũa thần chạm vào đâu cũng ra tiền”, tuy nhiên, “chạm” nhầm chỗ lại có thể trở thành tai họa.
Làm thế nào để năng lượng sáng tạo của team không biến thành một vụ scandal có thể ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của công ty? Câu hỏi này cần một sự đầu tư nghiêm túc về nền tảng văn hoá của người làm marcom và sự nhạy cảm của người lãnh đạo.
Bạn cũng có thể tìm thấy câu trả lời nằm trong Module Crisis Management – Kỹ năng quản trị & xử lý khủng hoảng trong khóa học “Nghệ thuật PR – Bộ công cụ MECGRIS” của Elite PR School. Khóa học này cũng sẽ tái hiện lại các “vụ án” đau đầu, giả định các trường hợp khủng hoảng mà chính thương hiệu của bạn gặp phải.
Nguyễn Đình Thành, Nhà đồng sáng lập Elite PR School.