LÀ NGƯỜI LÀM MARCOM, BẠN CÓ CHẮC MÌNH SẼ KHÔNG MẮC NHỮNG LỖI NÀY?

Burberry, Prada, Dolce Gabbana, H&M đều lên tiếng xin lỗi về sự vụng về của mình khi chạm đến ngưỡng của sự nhạy cảm và bao dung (tolerance).

Một cái dây áo giống hình thòng lọng treo cổ có thể tạo cảm giác ghê sợ trong xã hội.
Một cái mũ trùm mặt đen với đôi môi đỏ quá khổ có thể làm người ta nhớ đến hình ảnh cliché miêu tả người da đen một cách khinh miệt trong quá khứ.

Một câu tweet nóng nảy, thậm chí là có thể do hacker tạo ra, và một video quảng cáo một sự vụng về lố bịch của cô người mẫu đã khiến Dolce Gabbana trả giá đắt trên thị trường luxury khổng lồ là Trung Quốc.


Một câu slogan so sánh vụng về một cậu bé người mẫu da đen ngầu nhất rừng cũng đã làm H&M phải trả giá.

Chỉ mới cách đây mấy hôm, Maniner, một hãng đồng hồ xa xỉ, truyền thống 3 thế hệ đã “đùa với lửa” khi cho ra mắt một mẫu quảng cáo hạ thấp hình ảnh phụ nữ như kiểu thế kỷ 19.

Toyota, Honda, BMW, Ariel, Umbro, Nike, American Apparel, Marc and Spencer….không có ngành hàng nào không ghi tên mình vào danh sách những lỗi văn hoá và liên văn hoá trong các chiến dịch marcom của mình.
Thanh gươm Damocles của thị trường vẫn lơ lửng treo trên đầu mỗi quyết định của chúng ta. Giải pháp chỉ có thể là lắng nghe, thận trọng và tôn trọng.

Các case-study này có thể được phân tích trong các module Branding, Crisis Management & Reputation Management của khoá học Nghệ thuật truyền thông thương hiệu – MECGRIS hoặc lớp PR Advance dành cho học viên đã tốt nghiệp MECGRIS.