Biến thương hiệu thành một “con người” có tính cách, ngoại hình và sự tương tác với những người khác chính là hướng đi mới trong việc xây dựng niềm tin với khách hàng.
Vậy, thương hiệu nhân bản là một người như thế nào?
TÍNH CÁCH
Thương hiệu nhân bản sẽ có tính cách tương đồng với khách hàng của họ.
Một người mê xe Harley Davidson sẽ lái xe băng băng trên các con đường dài, khao khát khám phá thế giới và tìm ra những người bạn đồng hành. Vậy thương hiệu nên có tính cách bộc lộ rõ chất nam tính, thậm chí ngang tàng của người đàn ông, vừa độc lập, vừa tự do, cùng khả năng gắn kết cộng đồng.
Cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng cũng tạo nên tính cách thương hiệu. Năm 2010, Domino’s từng có một bước đi gây bất ngờ với chính khách hàng. Trong quảng cáo của mình, hãng pizza nổi tiếng này thừa nhận bánh pizza mình làm…không ngon. Domino’s thậm chí còn chia sẻ cả những bình luận tiêu cực từ khách hàng. Công ty này sau đó sáng tạo lại các mẫu bánh và lại mời khách hàng đánh giá lại. Trong mắt công chúng, Domino’s giống như một người thợ bánh hối hận về sản phẩm của mình, sẵn sàng lắng nghe chỉ trích, và có chí vươn lên. Một bước đi không thể “người” hơn được nữa.
NGOẠI HÌNH
Một người có ngoại hình hấp dẫn luôn dễ dàng tạo ra ảnh hưởng hơn là ai đó không ưa nhìn cho lắm.
Một logo thiết kế bắt mắt, hay câu slogan nổi bật của thương hiệu sẽ hấp dẫn khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Lấy Google làm ví dụ. Mỗi một dịp/sự kiện đặc biệt diễn ra, chúng ta lại được chứng kiến những Google Doodle đầy thú vị. Nó cho cảm giác gần gũi giống như chúng ta đang thấy một ai đó với nhiều bộ trang phục cho từng sự kiện.
Thiết kế sản phẩm và thiết kế người dùng cũng là yếu tố đánh ngoại hình thương hiệu nhân bản. Cách mà Apple tạo ra một giao diện vô cùng thân thiện, với cả những người không quá rành công nghệ, luôn đáng để học hỏi. Hay Dior đưa dáng vẻ người phụ nữ, cùng với tà váy thành khuôn mẫu chai nước hoa, tạo nên ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
ĐẠO ĐỨC
Một người có đạo đức khi anh ta biết phân biệt giữa lẽ phải và điều sai trái, và hơn thế anh ta luôn sẵn sàng làm điều đúng.
Thương hiệu nhân bản nếu muốn “thu phục” lòng người cũng cần đưa ra các quyết định dựa trên giá trị đạo đức mà công ty theo đuổi. Cao hơn nữa, là đặt các giá trị này vào trong mô hình kinh doanh, biến nó thành điểm khác biệt lớn.
Unilever vào năm 2000 đã đưa ra kế hoạch có mục tiêu đưa doanh thu tăng gấp đôi, nhưng lại giảm một nửa ảnh hưởng đang có lên môi trường. Bản kế hoạch này còn cải thiện điều kiện sống của hơn 1 tỷ người và tạo ra kế sinh nhai cho hàng triệu người khác trên trái đất. Có thể thấy những giá trị đạo đức mà tập đoàn này theo đuổi đã thành kim chỉ nam cho các ý tưởng giúp “nhân cách” hóa thương hiệu.
Hay như Lifebouy với thông điệp rửa tay sạch đã được đưa ra từ rất lâu, hãng xà phòng này nhấn mạnh hy vọng về một tương lai trẻ em có được sức khỏe tốt hơn, hạn chế dịch bệnh gặp phải.
GIAO TIẾP
Giữa người và người, không có gì giúp chúng ta hiểu nhau hơn là trò chuyện.
Nếu khách khen một sản phẩm, hãy vào cảm ơn họ. Nếu khách đang bàn luận về một chủ đề mới, hay cố gắng tham gia vào. Cho họ thấy bạn luôn quan tâm và muốn được chia sẻ. Càng gắn bó với khách thông qua giao tiếp, niềm tin bạn giành được càng lớn dần lên. Quá trình này cũng sẽ thay đổi cách nhìn nhận thương hiệu của khách hàng.
Nguồn: doanhnhanonline.com
Cùng phân tích sâu hơn về việc xây dựng thương hiệu nhân bản tại các khóa học của Elite PR School. Tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học tại đây.