Gen Z sinh ra và tiếp nhận thông tin chủ yếu từ Internet. Sự gắn bó với các kênh truyền thông truyền thống gần như bị cắt đứt.
Ông Nguyễn Đình Thành, đồng sáng lập Elite PR School chia sẻ trong nghiên cứu:
“Sự khác biệt đến từ hoàn cảnh kinh tế xã hội. Việt Nam đã mở cửa từ những năm 1986 và những sự thay đổi thực sự xảy ra từ những năm 1990 khi thang giá trị xã hội có nhiều thay đổi. Trước kia, các nghề “cơ bản” như công nhân, lực lượng vũ trang, nông dân được tôn vinh. Sau năm 1990 các nghề được tôn vinh là doanh nhân, quan chức. Thế hệ X bắt đầu nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội trong khi thế hệ Y mới bắt đầu được sinh ra. Thế hệ X vẫn tiếp nhận thông tin qua các kênh mà với họ là có thể tin tưởng được như báo chính thống. Thế hệ X vẫn tin tưởng vào sách vở và tự thân nghiên cứu. Thông tin chậm mà sâu vẫn là điều yêu thích của họ. Thế hệ Y lớn lên khi Internet phát triển mạnh ở Việt Nam từ năm 1997 và mạng xã hội từ những năm 2010. Họ tiếp nhận hoàn toàn cả lợi ích và các điểm bất lợi từ nguồn thông tin này. Với họ, Internet và mạng xã hội là nguồn thông tin chính. Thông tin nhanh, tư duy phiến đoạn (clip thinking) là đặc điểm mà họ tiếp nhận từ internet. Nguồn thông tin chính, nền tảng giá trị xã hội, gắn kết xã hội của thế hệ X và thế hệ Y khác nhau nên hành vi và phản ứng của họ trên mạng cũng khác nhau.
Gen Z sinh ra và tiếp nhận thông tin chủ yếu từ Internet. Sự gắn bó với các kênh truyền thông truyền thống gần như bị cắt đứt. Văn hóa được tôn vinh từ sau năm 2000 thông qua internet, phim ảnh, âm nhạc, người nổi tiếng đó là thành công cá nhân, tự do cá nhân, cái tôi duy nhất và trên hết. Kinh tế Việt Nam phát triển tốt, khung nền giá trị xã hội thay đổi hoàn toàn, tôn giáo và lý tưởng không có tác động đến lứa tuổi này. Họ tin vào những gì hào nhoáng, chớp nhoáng, hiệu quả nhanh, không câu nệ vào các yếu tố lễ nghĩa xã hội. Nỗi lo lớn nhất của họ là bị loại ra khỏi cộng đồng của mình. Họ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm văn hóa (âm nhạc, phim ảnh) và ăn uống, đi lại, trang phục, trang điểm giống như người cùng trang lứa, bất chấp xã hội nghĩ thế nào. Do kinh nghiệm sống chưa nhiều và chưa biết đến sức ép tài chính, giá trị của đồng tiền họ thường tin tưởng vào các Kols. Cùng với thời gian, khi hiểu được lý do đằng sau nhiều review của KOLs họ sẽ bớt tin tưởng và trở nên “thông thái” hơn.”
Nghiên cứu mới do Vero – Digital Marketing & PR Agency tại Đông Nam Á thực hiện cho thấy sự thay đổi về mặt niềm tin và mức độ quan tâm giữa các thế hệ, hai yếu tố chủ chốt trong chiến lược influencer marketing.
Theo nghiên cứu mới nhất (12/2019) về thế hệ Millennials và thế hệ Y tại Việt Nam của Vero – Digital Marketing & PR Agency tại Đông Nam Á, cuộc cách mạng digital tại Việt Nam đã thay đổi.
Đọc thêm tại đây.