BỨC TRANH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA THẾ HỆ GEN Z

Thế hệ Z là những công dân số sống và học tập trong một không gian công nghệ tiên tiến có khả năng mở rộng các cơ hội truy cập thông tin không giới hạn. Sự chú ý của gen Z ngày càng trở nên ngắn hơn, họ có xu hướng tìm kiếm những thông tin hấp dẫn về mặt hình ảnh hơn là âm thanh hay con chữ, được cá nhân hóa theo sở thích.
Hãy cùng Elite PR School tìm hiểu về 9 điểm đặc trưng tạo nên một bức tranh đặc điểm tâm lý của thế hệ Gen Z thông qua bài viết của báo Đại biểu Nhân dân phía dưới nhé!

Thế hệ Z là những người sinh ra trong giai đoạn 1997 đến 2006. Đây là độ tuổi bao gồm chủ yếu là học sinh THPT, sinh viên và một số người mới đi làm. Gen Z về cơ bản có bố mẹ thuộc thế hệ Gen X (sinh ra trong khoảng thời gian từ 1965 – 1980).

Thứ nhất, GenZ sinh ra trong nền kinh tế thị trường nên họ luôn có động lực về kinh tế, quan tâm lớn đến tư duy tài chính từ khi còn nhỏ. GenZ thực dụng và thực tế hơn, tham gia kiếm tiền sớm hơn. Họ không còn quá coi trọng học đại học so với thế hệ trước đây. Hình tượng về một con người thành đạt và giỏi giang luôn là hình ảnh giàu sang. Chính vì vậy, dự báo là Gen Z có nhu cầu tìm đọc các tài liệu liên quan đến tư duy tài chính từ sớm hơn.

Thứ hai, với thế hệ Gen Z, tỉ lệ sinh ít hơn, nhiều gia đình chỉ có 1 con, cấu trúc gia đình trở nên gãy vỡ – cha mẹ bận việc, không có thời gian quan tâm con; sân chơi vật lý bị thu hẹp – ích kỷ hơn, ít gắn bó với cha mẹ và ít coi trọng giá trị gia đình. Vì vậy, GenZ là những tôn sùng chủ nghĩa cá nhân hơn, thích thể hiện cá tính bản sắc độc đáo của bản thân. Họ tự lập tự chủ nhiều hơn, nhưng sống cũng hiện sinh hơn, sống tập trung vào hiện tại.

Thứ ba, thế hệ GenZ sinh ra vốn đã là công dân số, họ thoải mái kết nối trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) – nghiện MXH nhiều hơn, gặp nhiều rủi ro trên MXH cũng nhiều hơn. Vì vậy GenZ tiếp cận và tiêu thụ thông tin nhanh và nhiều hơn. Thói quen làm việc đa nhiệm, và tốc độ dẫn đến văn hóa đọc lướt tăng, đọc nghiền ngẫm đi xuống. Kỹ năng viết ngày càng kém vì đã quen với việc gõ bàn phím trên mạng. Bộ phận lớn GenZ chưa ý thức về bảo mật thông tin. Vì vậy nên có thể Gen Z thích đọc các tài liệu số hơn là các tài liệu giấy truyền thống.

Nguồn ảnh: pcworld
Thứ tư, phụ huynh của GenZ chủ yếu là Gen X với nhiều người được hấp thụ nền văn hóa phương Tây nên họ đầu tư rất nhiều vào giáo dục cho con cái (gen Z). Họ có xu hướng tìm đọc các lý thuyết và tài liệu nước ngoài hơn là tin nhiều vào giáo dục nội địa. Bản thân GenZ bây giờ cũng không còn thích học hàn lâm nữa mà học theo kiểu “cầm tay chỉ việc” (on job training)… Nên gen Z thích đọc về các kỹ năng cụ thể, hướng dẫn để làm việc được luôn, kiếm tiền được ngay như học các thủ thuật, các mẹo, học kỹ năng nghề dịch vụ, làm đẹp…
Thứ năm, thế hệ GenZ bắt đầu thử các cách sống khác nhau như “sống xanh”, “sống tối giản”, “sống độc thân”, “sống thực dưỡng”, ăn kiêng Keto, sống chậm, trở về với thiên nhiên, coi chạy như là lẽ sống… Họ thích sống với lối sống YOLO (you only live once) – bạn chỉ sống có một lần. Vì thế có lẽ GenZ sẽ có xu hướng tìm đọc hoặc sở hữu những tác phẩm thể hiện quan điểm phong cách sống như một cách khẳng định bản thân.

Nguồn ảnh: flesjar
Thứ sáu, niềm tin của GenZ về các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo cũng cởi mở và đa dạng hơn, quan tâm nhiều hơn về các vấn đề thời sự của đất nước hơn. GenZ cũng coi trọng sự khác biệt, ủng hộ hôn nhân đồng giới, ủng hộ chuyển giới, ủng hộ sống thử, hẹn hò qua tinder, chấp nhận lối sống độc thân nhiều bạn tình…. Những vấn đề này cũng là những chủ đề được Gen Z quan tâm tiếp cận.
Thứ bẩy, thế hệ GenZ cũng đang gặp nguy cơ cao hơn về tổn thương sức khỏe tâm thần (20-30%) vì ngày ngày phải xử lý một lượng thông tin quá tải. Nỗi sợ thất bại trong cuộc đời của thanh niên chưa bao giờ nhiều như hiện nay. Luôn có nỗi sợ FOMO và FOLO (Fear of missing out và fear of living offline). Họ luôn sợ bị bỏ lỡ việc gì đó vui vẻ, cảm thấy cuộc sống nhạt nhẽo khi bị ngắt khỏi mạng internet. Chính vì vậy, họ cũng quan tâm hơn nhiều đến các lĩnh vực tâm lý, sức khỏe tâm thần và các tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này.
Đừng quên like page và theo dõi để nhận được các thông tin thú vị cập nhật về nghề Marcom cũng như các khóa học về truyền thông thương hiệu tại Elite PR School các bạn nhé!
Nguồn: Báo Đại biểu Nhân dân