BỘ PHIM ĐIỆP VIÊN 007 QUẢNG CÁO CHO BAO NHIÊU THƯƠNG HIỆU?

Trước thềm bộ phim thứ 25 của James Bond sắp ra mắt vào cuối năm 2020, hãy nhìn lại về khái niệm product placement trong bộ series phim điệp viên 007.

Product placement là một hình thức truyền thông và quảng cáo, trong đó hàng hóa và dịch vụ của nhãn hàng được “lồng ghép” và xuất hiện khéo léo trong các bộ phim, chương trình, video hay radio,… Phim điệp viên 007 đã dần gắn liền tên tuổi của mình cùng với khái niệm này và trong mỗi bộ phim James Bond đều xuất hiện nhiều thương hiệu được quảng cáo gián tiếp.

Bạn có biết một bộ phim điệp viên 007 quảng cáo cho bao nhiêu thương hiệu không? Số lượng này có lẽ sẽ không thể đếm xuể hết trên đầu ngón tay.

Dù là một cốc rượu, một bữa ăn, một chiếc xe, hay một bộ quần áo, miễn là được khoác lên và được sử dụng bởi huyền thoại James Bond, những sản phẩm này đều nhận được sức hút mạnh mẽ. Hiệu ứng Bond đã được thể hiện rõ khi chiếc áo khoác của hãng Barbour đã “cháy hàng” ngay sau khi James Bond mặc nó trong bộ phim Skyfall năm 2012. Trong giới marketing nước ngoài, họ cũng đều hiểu ngầm rằng, từ khóa ‘bộ vest của James Bond’ sẽ có ý nghĩa hơn ‘bộ vest của Daniel Craig’.

Có rất nhiều bộ phim bom tấn khác đã “phá đảo” phòng vé, nhưng tại sao lại là James Bond? Phong cách của anh chàng điệp viên 007 lịch lãm, điển trai và toát lên một phong thái sang trọng của những người thượng lưu thường xuyên tiêu dùng sản phẩm cao cấp. Cái tên này đã dần được gắn liền với chất lượng cao cùng sự tuyệt mỹ và hoàn hảo, khiến những người xem đều thầm nghĩ: “Ước gì mình được như anh ấy!”.

Các thương hiệu cũng muốn mình được gắn liền với hình ảnh cao cấp như của James Bond. Trên thực tế, việc trở thành đối tác của 007 đem lại nhiều lợi ích khác nhau. Từ việc được xuất hiện sản phẩm của mình trên phim, thu hút được sự chú ý của các báo đài và truyền thông, đến việc được phép kinh doanh và sản xuất các sản phẩm “ăn theo” bộ phim này, như những chai Vodka limited edition 007, hay thêm từ khóa 007 vào các sản phẩm và hoạt động quảng cáo khác của họ. Heineken hợp tác với bộ phim không phải chỉ để trả tiền cho quảng cáo sản phẩm một lần, mà họ còn đang trả tiền để tạo dựng nhận diện thương hiệu cao cấp một cách lâu dài. Đó là câu chuyện của việc thay đổi nhận thức thương hiệu, hơn là để trưng bày và bán sản phẩm.

Hiện tượng cross-promotion (xúc tiến chéo) không chỉ giúp các nhãn hàng khẳng định thương hiệu đi liền với cái tên James Bond huyền thoại, mà còn là cơ hội để bộ phim được quảng cáo gián tiếp. Đây là trường hợp có lợi cho cả hai bên.

Daniel Craig – Diễn viên chính thủ vai James Bond thừa nhận rằng, bộ phim 007 có lẽ đã không thể thực hiện được nếu không có chi phí quảng cáo đến từ các hoạt động product placement. Các fan hâm mộ cũng chia sẻ mong muốn khi thà được xem một bộ phim James Bond dài 2 tiếng với chỉ 30 giây quảng cáo chèn giữa, cũng vẫn tốt hơn là không được xem bất kỳ phim 007 nào.

Muốn lập một kế hoạch truyền thông thành công, sự xuất hiện của product placement cũng là một yếu tố không thể thiếu trong các kỹ năng truyền thông và quảng cáo.

Để chinh phục được kỹ năng sử dụng product placement và học hỏi bí kíp thành công của các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới, hãy cùng bàn luận về các case-studies tương tự trong module Media Relations của khóa học Truyền thông thương hiệu: NGHỆ THUẬT PR – BỘ CÔNG CỤ MECGRIS của Elite PR School. 

Tìm hiểu thông tin khóa học tại đây.