“Quan” là người đại diện cho dân để quản lý các vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự,… Mỗi lời nói việc làm của “quan” không chỉ ảnh hưởng tới ông “quan” (giờ có cả bà “quan”) mà còn tới nhiều người khác.
Khác với ngày xưa, có thông tin gì phải đợi mõ làng rao mới biết. Ngày nay, báo chí điện tử, minh bạch thông tin và đặc biệt là mạng xã hội đã trở thành những ngọn lửa có thể nung chảy gang và thép. Vì thế mà lời nói của “quan” được dân và báo chí mổ xẻ kỹ càng. “Quan” nói đúng là chuyện bình thường, “quan” nói sai thì… “quan” biết tay!
Người xưa có câu: “hoạ tự miệng mà ra”, người thông minh sắc sảo đến mấy mà không chú ý cũng có ngày “xơi” vạ miệng. Vạ miệng có đôi lúc là do quá “trung thực”, có đôi lúc lại do vụng về, nhưng có lúc cũng do nói nghịu (nghĩ một đằng, nói một nẻo).
Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới không thiếu những ví dụ, ngay cả các nhà chính trị kì cựu cũng chẳng thoát được vận đen này. Và giới truyền thông hỉ hả, kẻ được bài học tốt, kẻ được nhiều view, khổ chủ/nạn nhân thì tùy trường hợp mà cười phớ lớ hoặc mua rổ về che hoặc ngậm ngùi nhìn danh tiếng và sự nghiệp “tan thành mây khói”.
Để không mắc phải những sai lầm làm ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của cá nhân và cả danh tiếng của tổ chức/ doanh nghiệp, không chỉ những người tham gia vào chính trường, bất kỳ ai là lãnh đạo doanh nghiệp, là đại diện phát ngôn, là “tiếng nói” của thương hiệu đều cần phải biết “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, chú ý đến cách hành xử và tác phong của mình. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!
Tìm hiểu thêm về giá trị của danh tiếng với cá nhân & tổ chức, các nguyên tắc quan trọng về quản lý danh tiếng qua những kinh nghiệm thực tế của các giảng viên chuyên gia trong module Reputation Management của khóa học truyền thông thương hiệu: Nghệ thuật PR – Bộ công cụ MECGRIS của Elite PR School. Xem thêm thông tin khóa học tại đây.