4 YẾU TỐ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Theo cách hiểu đơn giản nhất, thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc gợi lên khi người ta nghe/nhìn thấy tên của nó.

Một lãnh đạo doanh nghiệp có hình ảnh tốt sẽ tạo nên cảm tình hoặc gợi nên một liên tưởng tốt về doanh nghiệp ấy. Cảm tình có thể giúp công việc kinh doanh tốt hơn, ác cảm đương nhiên sẽ làm sụt giảm doanh số hoặc về mặt nhân sự thì khó thu hút được nhân tài.

Thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện ở 4 điểm: phát ngôn, hành động, cử chỉ/thái độ và trang phục của người ấy.

1. Phát ngôn
Có thể hiểu đó là các phát biểu về tầm nhìn của doanh nghiệp, định vị sản phẩm, tuyên bố về một chủ đề có liên quan đến doanh nghiệp mình.

2. Hành động
Từ xuống đường tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, chơi thể thao, tăng giảm lương bổng hay sa thải nhân viên.

3. Cử chỉ/thái độ
Là tập hợp các biểu hiện về ngôn ngữ cơ thể như nói, cười, chào bằng tay, nghe điện thoại nơi công cộng hay một cái bắt tay trước mặt công chúng.

4. Trang phục
Một bộ quần áo không chỉn chu trong một sự kiện trang trọng cũng có tác động xấu đến hình ảnh của cá nhân doanh nhân và qua đó là doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ và ngành hàng xa xỉ.

Tựu chung lại, hình ảnh cá nhân phải đi lên từ chính sự chân thành và năng lực của một người. Nếu “gồng mình” lâu quá cũng “mỏi”. Hư danh thì sớm hay muộn cũng bị bộc lộ ra. Nếu doanh nhân đã có “chất”, thì việc trau chuốt và có những biểu hiện phù hợp với quy tắc ứng xử chung của xã hội là việc cần thiết. Ví dụ như, không thể mặc quần jean áo phông tới dự quốc khánh hay mặc trang phục công sở đi dự một buổi trình diễn thời trang cao cấp mà công ty mình là người tài trợ.

Cùng tham gia khóa học “Xây dựng thương hiệu cá nhân – Personal Brading” để khám phá khám phá điểm mạnh và tạo lập các giá trị bản thân, ứng xử phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong cuộc sống.