Văn hóa là chất keo gắn kết nhân sự và thúc đẩy hiệu suất:
Văn hóa doanh nghiệp tạo thành sợi dây vô hình nhưng bền chặt, kết nối nhân viên với nhân viên, lãnh đạo với nhân viên và với mục tiêu chung. Khi tất cả có chung giá trị, chung tư tưởng và chuẩn mực hành vi, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng, an tâm và có động lực để cống hiến lâu dài, thay vì “làm cho xong việc”, “làm cho có”.
Trong văn hóa của tập đoàn FPT minh chứng rất rõ, họ tôn trọng sự khác biệt, tình bằng hữu, sự đoàn kết và nâng cao tinh thần đồng cam cộng khổ vì mục tiêu chung.
Văn hóa không phải là những khẩu hiệu hô to, cũng không phải những quy tắc chắc nịch được treo trên bản tin văn phòng. Văn hóa phải được thể hiện bằng hành động, là nền tảng xây dựng tính cách, hành vi và được định hình trong từng hành động. Văn hóa dẫn lối cho nhân viên khi đón tiếp khách hàng, hợp tác với đồng nghiệp, và phản ứng trước những biến động của thị trường. Khi văn hóa thấm vào hành động mỗi ngày, nó trở thành lợi thế cạnh tranh mà đối thủ khó sao chép.
Tại Netflix, triết lý “tự do và trách nhiệm” không chỉ nằm trong tài liệu onboarding. Nó hiện diện trong từng hành động nhỏ – từ việc nhân viên tự quyết định lịch nghỉ phép, đến việc họ chủ động đề xuất những ý tưởng đột phá mà không cần xin phép nhiều tầng nấc phê duyệt. Chính văn hóa này giúp Netflix liên tục đổi mới, dẫn đầu ngành công nghiệp giải trí suốt nhiều năm.
Ngày nay, thế hệ trẻ (Gen Z) chọn công ty phù hợp với giá trị sống, không chỉ vì lương thưởng. Một môi trường, nơi giá trị cá nhân được tôn trọng, tiếng nói được lắng nghe và những nguyên tắc vận hành rõ ràng chính là mảnh đất màu mỡ để người giỏi phát triển lâu dài. Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu cao nhất của con người là được thể hiện bản thân. Văn hóa doanh nghiệp cũng giúp nhân viên được công nhận và khai thác tiềm năng của chính họ, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và cơ hội vươn lên. Khi nhân viên cảm thấy mình không bị giới hạn, họ sẽ tự nhiên gắn bó để cùng tổ chức lớn lên.
Tóm lại: “Văn hoá là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (Theo Edouard Herriot)