Site icon Elite PR School

WORLD CUP QATAR 2022 LẠI TIẾP TỤC LÀ CUỘC CHIẾN GIỮA NIKE VÀ ADIDAS

Giữa Nike và Adidas có một sự cạnh tranh đáng gọi là cuộc chiến trăm năm trong việc quảng bá thương hiệu. Hai “ông lớn” thời trang thể thao sẵn sàng đấu với nhau ở bất kỳ ở đâu, khi nào.
Năm 2018, Nike thắng lớn nhờ việc đội tuyển Pháp vô địch, Croatia đạt Á quân. Tại kỳ World Cup đó, Adidas là nhà tài trợ chính thức nhưng Nike lại là thương hiệu cung cấp trang phục cho cả hai đội tuyển vào đến trận chung kết. Ngay từ lúc đó, câu hỏi đặt ra là ở World Cup 2022, hai thương hiệu sẽ làm những gì để tiếp tục giành chiến thắng?

Nếu tính về chi phí bỏ ra để tài trợ, quảng cáo thì Adidas có lợi thế hơn, khi là chỗ người nhà thân thiết với FIFA từ thuở hàn vi. Nhưng Nike không chịu ngồi yên, khi họ đang bị Adidas dẫn điểm trong phân khúc quan trọng bóng đá. Theo hợp đồng ký kết, Adidas là nhà tài trợ chính cho FIFA (bao gồm sự kiện World Cup) tới năm 2030; và họ cũng đã tài trợ cho UEFA (bao gồm sự kiện đỉnh cao EURO, Champions League) cho tới năm 2021.

Một thống kê cho thấy, trong năm 2021, Nike và Adidas cung cấp trang phục cho 70% số đội tham gia giải đấu nhưng chiếm tới 85% giá trị hợp đồng tài trợ và các khoản doanh thu liên quan. Tuy nhiên, dù định hướng marketing của Adidas vẫn là xúc tiến hỗn hợp, tấn công trên mọi phương tiện truyền thông nhưng có lẽ, Adidas đã chưa thể tận dụng tốt các nền tảng này, hay thậm chí là không có “sự đầu tư” lớn như Nike. Hiện tại Nike đang ngày càng tập trung vào quảng cáo và đổ tiền làm marketing rất lớn.
Nike đã ghi điểm khi chú trọng đến việc truyền tải nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, cũng như chú ý đến nhiều yếu tố khác như: storytelling, user-generated content (Nike Women), hay tham gia vào các cuộc đối thoại trực tiếp với khách hàng,…

NIKE – gã khổng lồ thời trang thể thao nước Mỹ đại diện 13 quốc gia – Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan, Qatar, Bồ Đào Nha, Ả Rập Xê-út, Hà Lan, Canada, Croatia, Úc, Hàn Quốc và Brazil, thiết kế trang phục thi đấu của các nước tại World Cup 2022.

Những đội tuyển “về phe” Adidas tại giải đấu năm nay.
World Cup luôn được xem là “đòn bẩy kinh tế” lớn cho cả quốc gia đăng cai lẫn các nhãn hàng tài trợ. Năm nay, Nike, Adidas và Puma là 3 trong số 9 nhà tài trợ áo đấu ở World Cup, chiếm tới 80% thị phần. So với kỳ World Cup 2018, Nike đang hưởng lợi lớn khi có thêm 4 đội tuyển được họ tài trợ đủ điều kiện dự World Cup 2022 là Qatar, Canada, Mỹ và Hà Lan. 4 đội này đều đã không vượt qua vòng loại để tới Nga tranh tài hồi năm 2018.
Dù cán cân quyền lực năm nay đang tạm nghiêng về Nike với 13 đội mặc áo của họ, chưa ai nói trước bên nào sẽ chiến thắng. Bởi điều quan trọng nhất vẫn là đội bóng nào sẽ đi đến chung kết? “Cứ nhìn vào áo đấu. Nếu một đội vô địch World Cup, khách hàng sẽ muốn mua áo đấu của họ. Làn sóng bán hàng xuất hiện ở trận bán kết và còn mạnh mẽ hơn sau trận chung kết”, tờ Inderst nói. Không chỉ áo đấu, giày bóng đá cũng là mặt hàng được các hãng tiếp thị mạnh mẽ trong dịp World Cup.

Nguồn ảnh: sportingnews

Theo VnEconomy

Exit mobile version