Site icon Elite PR School

SAI LẦM THƯƠNG HIỆU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Trường hợp của Burger King là một lỗi truyền thông liên văn hóa điển hình mà các doanh nghiệp cần chú ý để tránh gây ra các “tai nạn” truyền thông không đáng có. Burger King đã phải gỡ một quảng cáo vì bị cho rằng đã coi thường người châu Á dùng đũa khi sử dụng hình ảnh những người u lóng ngóng ăn đũa. Ngay sau khi xuất hiện, đoạn video quảng cáo này đã nhận phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.

Từ góc độ của một người làm nghề truyền thông, rõ ràng đây là một sai lầm của thương hiệu này dưới góc nhìn liên văn hóa. Mỗi nền văn hóa có những giá trị khác nhau, từ đó cũng có những phong tục tập quán khác nhau. Điều này đòi hỏi những người làm marketing, truyền thông phải có sự nhạy cảm về văn hóa.

Trong trường hợp này, Burger King đã bước qua lằn ranh của sự nhạy cảm. Một hình ảnh không được giải thích rõ ràng có thể gây ra hiểu nhầm ở đối tượng công chúng mục tiêu, mà đây cụ thể là những người tiêu dùng châu Á. Một số người có thể coi rằng đây là sự thiếu tôn trọng với văn hóa Châu Á.

Người có nhạy cảm về truyền thông liên văn hóa luôn có một phản xạ kiểm tra xem quảng cáo của mình, hay rộng hơn là thông điệp của thương hiệu mình có có chạm phải những yếu tố nhạy cảm, hay những cấm kỵ văn hóa hay không. Nó có thể là những những điều nhạy cảm về lịch sử, tôn giáo, chính trị, giới tính, quan niệm xã hội, yếu tố ngôn ngữ, phi ngôn ngữ….

Yếu tố thứ hai là sự tăng trưởng về kinh tế châu Á và quá trình toàn cầu hóa đã khiến cho cho các nhà quản lý của nhiều thương hiệu quốc tế không kịp hiểu về sự khác biệt văn hóa ra giữa các thị trường khác nhau. Sức mạnh ngày càng tăng của thị trường châu Á đã khiến cho các nhà quản lý với tư duy coi phương Tây là trung tâm của thế giới không kịp thích nghi.

Tuy nhiên, trong nguy luôn luôn có cơ, sau những tai nạn như thế này chắc chắn yếu tố văn hóa trong kinh doanh, trong truyền thông, marketing quốc tế sẽ được chú trọng hơn và chúng ta sẽ có có một thị trường quốc tế trong đó đó những khác biệt văn hóa được thực sự tôn trọng.

Để xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả, người làm PR và truyền thông cần có những kỹ năng gì? Câu trả lời sẽ có tại Module 4: Crisis Management & Resolution (Kỹ năng quản trị & xử lý khủng hoảng truyền thông) trong khóa học Truyền thông thương hiệu: NGHỆ THUẬT PR – BỘ CÔNG CỤ MECGRIS tại Elite PR School.

Exit mobile version