Site icon Elite PR School

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÀNH DẦU KHÍ: “THƯƠNG HIỆU PHẢI TẠO RA CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI KHÁCH HÀNG, HIỂU KHÁCH HÀNG”

Đó là chia sẻ của ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group – Đồng sáng lập Elite PR School trong buổi tọa đàm “Làm gì để củng cố và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ngành dầu khí?” do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức sáng 12/12/2019.

Ông Vinh cho biết, giá trị của các công ty hàng đầu thế giới cực kỳ cao, trong đó đứng đầu là Shell có giá trị đến 42 tỷ USD.

Ông Vinh lấy ví dụ điển hình về sự thành công trong việc thương hiệu của “bp”, đặc biệt là thời gian họ thay đổi chiến lược thương hiệu vào những năm 2000. “bp” đã dùng logo “BP” trong 70 năm cho đến khi đổi mới, và đây là chiến lược tái định vị thương hiệu.

“Người ta đồn rằng “bp” đã chi 211 triệu bảng Anh để thay đổi thương hiệu, nhưng thực chất việc tạo thương hiệu mới này không đến mức như vậy”, ông Vinh nói.

Theo Chủ tịch Le Group, câu chuyện thay đổi thương hiệu của “bp” bắt nguồn từ CEO John Browne về ý tưởng bảo vệ môi trường. Theo đó, “bp” phải thay đổi theo tiến trình thay đổi của môi trường.

Ông Vinh cho hay, “bp” từng là một phần trong những tác nhân gây ra tác động môi trường. Tuy nhiên, ngày nay “bp” được coi là 1 trong những công ty xanh nhất thế giới.

“Biểu tượng mới của “bp” đã trở thành biểu tượng phổ biến trên toàn cầu. Họ phải mất 9 tháng để làm cho các nhân viên hiểu được ý nghĩa của việc thay đổi thương hiệu trong chiến lược bảo vệ môi trường và kết quả thực sự của họ ko thể phủ nhận”, ông Vinh cho biết.

Theo ông Lê Quốc Vinh, hầu hết các quan niệm đều cho rằng ngành dầu khí là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, khi “bp” chìm sâu vào cuộc khủng hoảng Vịnh Mexico, uy tín của “bp” lao dốc, tuy nhiên sau khi thay đổi thương hiệu, họ đã đi lên rất nhanh.

“Khi có 1 thương hiệu mạnh, ngay cả khi gặp phải cuộc khủng hoảng kinh hoàng thì vẫn có thể vượt qua được, tất nhiên thiệt hại cũng không hề nhỏ”, Chủ tịch Le Group cho hay.

Ông Vinh cho rằng, có 5 giá trị cốt lõi của thương hiệu đối với ngành dầu khí: một là là gia tăng hiệu quả kinh doanh, hai là xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho các thương hiệu phái sinh, ba là gia tăng giá trị, bốn là thấu hiểu, năm là hấp dẫn lao động năng lực cao.

Làm thế nào để tạo ra thương hiệu mạnh? Theo Chủ tịch Le Group, quan điểm thương hiệu đã thay đổi nhiều và đang chuyển dịch theo phương thức marketing hoàn toàn khác, bằng cách xây dựng mối quan hệ với các khách hàng.

Điển hình, người giàu nhất thế giới Jeff Bezos là người có thể nói đang đi đầu trong việc lấy khách hàng làm trung tâm và Amazon là 1 trong những doanh nghiệp hướng tới khách hàng cao nhất, theo sau là Southwest và TD Bank.

Ông Lê Quốc Vinh cho rằng, câu chuyện trải nghiệm khách hàng đang là vấn đề toàn cầu. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng trải nghiệm khách hàng là trận tuyến marketing kiểu mới và thay thế các chiến lược truyền thống mà vẫn thường dùng.

“Ngày hôm nay muốn làm thương hiệu phải tạo ra cuộc trò chuyện với khách hàng, hiểu khách hàng thông qua đối thoại trực tiếp với họ và chiến lược marketing là chiến lược kiểu hiện đại 4.0”, ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, xây dựng thương hiệu chính là thổi hồn, biến thương hiệu đó thành con người. Chiến lược mỗi ngày một tốt hơn là chiến lược thương hiệu ngày nay và mối quan hệ ngày nay đang chi phối chiến lược đó.

Theo đó, có 4 yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu: một là hành xử như một con ng, hai là biết sd ứng dụng data để tiếp cận với các đối tượng khách hàng toàn cầu, ba là chiến lược cá nhân hóa, bốn là phải có tính nhân văn.

Cuối cùng, Chủ tịch Le Group nhấn mạnh, thương hiệu chính là “hiệu được thương”, là đối tác quan trọng, giống như “bp” khi sa vào “cái hố” khủng hoảng nhưng họ vẫn đứng lên được.

Đọc thêm tại đây.

Exit mobile version