Site icon Elite PR School

KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG QUA CÁI NHÌN DÂN GIAN

Sảy chân gượng lại cho vừa
Sảy miệng còn biết đá đưa đường nào?

Chẳng ai mong nhưng khủng hoảng truyền thông là chuyện có thể xảy ra. Hãy cùng xem ca dao tục ngữ nói thế nào về khủng hoảng và cách xử lý chúng.

LÝ DO KHỦNG HOẢNG:

Trâu buộc ghét trâu ăn; Con gà tức nhau tiếng gáy; trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết; cõng rắn cắn gà nhà.

Trước hết phải xác định: Có ăn có chọi mới gọi là trâu, việc khủng hoảng cũng là chuyện thường. Tinh thần xử lý phải quyết liệt như trâu già đâu nệ dao phay.

TINH THẦN XỬ LÝ:

Trâu già đâu nệ dao phay

NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG

Đừng như trâu chậm uống nước đục nhưng phải nhớ câu dục tốc bất đạt.
Đừng giấu như mèo giấu cứt kẻo có ngày cháy nhà ra mặt chuột.
Cương quyết đánh rắn dập đầu, không lừng khừng thả hổ về rừng để sau này khủng hoảng lại tái phát.

Cùng xem cách Techcombank xóa tin đồn Tổng giám đốc bị bắt bằng việc nhận bằng khen của văn phòng chính phủ tại đây

Nguồn ảnh: Báo Tiền phong

BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG

Tránh đầu voi đuôi chuột kẻo lại thành công cốc như dã tràng xe cát.
Đưa ra những giải pháp thực chất, ứng dụng được ngay, tránh vẽ rắn thêm chân.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Rắn khôn giấu đầu, không cho đối phương kịp trở tay hay nắm được manh mối hành động của mình.

CHIẾN THUẬT

Tọa sơn quan hổ đấu; Ve sầu lột xác; Cáo mượn oai hùm ; Chuột gặm chân mèo; Rắn giả lươn

Tại sao lại sử dụng chiến thuật như vậy?

Chi tiết sẽ được lý giải trong module Xử lý khủng hoảng truyền thông (Crisis Management) tại khóa học Nghệ thuật PR – Bộ công cụ MECGRIS của Elite PR School.

Thông tin chi tiết và đăng ký khóa học xem thêm tại đây.

Exit mobile version