Site icon Elite PR School

ĐIỂM TỰA ĐỂ “CHUNG THUYỀN”?

Các câu chuyện kinh doanh trên thế giới đã và đang chứng minh, sự phát triển của các thương hiệu toàn cầu, hầu như đều xoay quanh một điểm tựa khi xây dựng các giá trị cốt lõi cho thương hiệu, đó là nhân sự.

Giá trị cốt lõi đầu tiên đã làm nên đế chế công nghệ và phương thức Samsung là xem trọng nhân tài. Samsung tin tưởng rằng, mọi nhân viên đều là nhân tài ưu tú, có năng lực và tiềm năng đặc thù, và là nguồn động lực có thể thay đổi thế giới. Từ giá trị cốt lõi này, Samsung đã xây dựng nên một văn hóa tổ chức đầy sáng tạo để mọi thành viên của tập đoàn có thể đưa ra các ý tưởng sáng tạo, làm nền tảng để Samsung thực hiện phương thức quản trị sáng tạo mà tập đoàn luôn hướng tới. Và những chính sách được áp dụng theo thời gian để thực hiện được tinh thần đó tại hệ thống Samsung trên toàn cầu là áp dụng các chế độ củng cố tính tự chủ, giảm thiểu kỷ luật áp đặt, xúc tiến chương trình cải thiện môi trường làm việc, chế độ trang phục, chế độ thời gian làm việc tự do, chế độ tuyển dụng lao động nữ, chính sách khen thưởng… Tất cả để tạo ra một ý thức “Samsung thống nhất”, theo đuổi quan điểm: Cùng tồn tại, cùng phát triển của Samsung.

Một câu chuyện khác, cũng lấy nhân sự là một trong những nguyên tắc trọng tâm, nhưng tạo ra văn hóa doanh nghiệp theo một phương thức khác, phương thức Toyota. “Toyota thiết lập một sự cân bằng tuyệt hảo giữa công việc cá nhân và công việc theo nhóm, cũng như giữa thành tích cá nhân và hiệu quả của tập thể.” Áp dụng trên những lý thuyết cốt lõi về động lực bên trong (Tháp nhu cầu Maslow, Lý thuyết về làm giàu công việc của Herzberg) và bên ngoài (Phong cách quản lý khoa học của Taylor, Thuyết hiệu chỉnh hành vi và Thuyết đặt mục tiêu hướng tới sự cải tiến) một cách phù hợp từ đó tạo ra con đường giúp Toyota luôn có được những nhân viên không chỉ tận tuỵ và còn không ngừng sáng tạo trên toàn thế giới.

Từ hai ví dụ trên, có thể thấy, đối với nhân viên, dù ở vị trí của bất kỳ ai, từ cấp quản lý tới người làm truyền thông thương hiệu, hay nhân viên tạp vụ, điểm tựa của họ, ngoài các yếu tố liên quan tới lương, các điều kiện làm việc, thì văn hóa doanh nghiệp, những triết lý của doanh nghiệp dành cho nhân sự, cho mục tiêu cuộc sống và sự nghiệp của họ – góp phần không nhỏ quyết định việc đi hay ở, cống hiến hay thờ ơ, học tập phát triển hay dậm chân tại chỗ.

Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp với triết lý xoay quanh nhân sự – chính là một trong những điểm tựa chắc chắn, để nhân viên chọn “chung thuyền” hay không cùng doanh nghiệp.

Nguồn: Doanhnhansaigon.vn

Trong doanh nghiệp, tổ chức của bạn, đâu là điểm tựa để các thành viên gắn bó với doanh nghiệp, làm việc vì sứ mệnh và tuân thủ theo những tiêu chí, cam kết của thương hiệu trong mọi hoạt động của mình? Cùng một lần nhìn lại và tìm ra con đường “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và hệ thống truyền thông nội bộ” phù hợp với doanh nghiệp/ tổ chức của bạn trong khóa học của Elite PR School. Xem thêm về khóa học tại đây.

Exit mobile version