CẢ SHOPEE, LAZADA VÀ TIKTOK ĐỀU PHẢI CHẠY THEO STARTUP MỚI 1 TUỔI NÀY
Trong chưa đầy 4 tháng, từ 11/12/2022 đến 4/3/2023, startup đến từ Trung Quốc là Temu đã thu hút 11,2 triệu người dùng hoạt động. Hiện Temu là ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất ở Mỹ, trên cả App Store và Google Play.
Chỉ trong thời gian ngắn, Temu nổi lên như là đối thủ lớn của các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada, Shein và cả TikTok Shop.
Điều khiến Temu gây ấn tượng chính là mức giá bán rẻ đến kinh ngạc. Ngoài các chiến lược giảm giá, Temu cũng có thể có lợi thế từ “mối quan hệ hiện có với các nhà sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc chưa mở rộng sang Mỹ”.
Mô hình mà Temu theo đuổi được gọi là mô hình ký gửi, đòi hỏi ít yêu cầu hơn về vốn lưu động hoặc rủi ro hàng tồn kho.
Để làm được điều này, startup Trung Quốc đã làm chủ được mô hình C2M (consumer-to-manufacturer), tức mô hình sản xuất hướng tới người tiêu dùng và loạt bỏ phí trung gian, “mang số lượng lớn đơn hàng trực tiếp đến các nhà sản xuất”.
Hiện cả Lazada và TikTok đã công bố mô hình ký gửi học theo Temu lần lượt trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, Shopee được cho là cũng đang lên kế hoạch để ra mắt mô hình ký gửi của riêng mình.
Tất nhiên, việc ký gửi không phải là không có hạn chế. Vấn đề đầu tiên là các sàn thương mại điện tử cần phải đáp ứng được số lượng đơn hàng từ nhà sản xuất để có được mức giá tốt. Điều này khác với việc trước đây Lazada, hay Shopee chỉ là nơi bày bán.
Bên cạnh đó, nếu muốn hướng tới mô hình ký gửi, các sản thương mại điện tử cũng phải thực hiện nhiều khâu hơn, bao gồm tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng – vốn tiêu tốn nhiều nhân lực và yếu tố tài chính.
Thêm vào đó, dù mô hình ký gửi là hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhưng một khi các startup như Temu đạt được quy mô đơn hàng đủ lớn, thì các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ bị siết chặt, thậm chí là “ép” giá.
Nguồn The Leader