[SÁCH] ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG ĐIỀU NÀY TRƯỚC KHI BẤM NÚT POST TRÊN MẠNG XÃ HỘI

“Tell the truth in the smart way”, xếp đặt ngôn từ sao cho sự thật về sản phẩm, về doanh nghiệp đến với công chúng một cách hấp dẫn nhất là một điều không dễ dàng. Khi sáng tạo nội dung, chắc hẳn không ít lần bạn cần sử dụng các nguồn trích dẫn, những kết quả nghiên cứu, báo cáo… để chứng minh luận điểm của mình. Vậy phải làm thế nào để nghiên cứu và kiểm chứng sự thật?

1. Luôn luôn tìm những nguồn tin đáng tin cậy

Tất cả chúng ta đều trở thành nạn nhân của những lời nói đơn giản mà tương đối dễ để kiểm tra. Đội ngũ kiểm duyệt tin ở mục Quan điểm – Góc nhìn (Op-Ed) của New York Times không cho rằng Wikipedia là một nguồn có thể tin tưởng, kể cả khi bạn nên bắt đầu từ đó và việc sử dụng mục chú thích như là một phần của sự mở rộng.

2. Tìm kiếm nhiều nguồn tin khác nhau của mỗi sự thật, quan trọng, đừng chỉ dừng lại ở một nguồn

Không có gì đảm bảo một thứ là đúng nếu bạn tìm thấy nó ở nhiều nơi, nhưng nếu bạn đi tìm các nguồn và thường là những nguồn đáng tin cậy, thì thông tin có khả năng đúng cao hơn.

3. Nếu có sự thật nào thú vị được trích dẫn từ một bài báo học thuật, hãy đọc bài báo thay vì chỉ đọc bản tóm tắt

Hoặc bạn có thể phỏng vấn tác giả. Bằng cách này, bạn sẽ bảo vệ được bản thân khỏi việc hiểu nhầm thứ gì đó quan trọng trong bản nghiên cứu, đồng thời tránh được nguy cơ lập luận sai.

4. Mạnh dạn nghi vấn những sự thật mà bạn đồng ý, thay vì những sự thật đi ngược lại với thành kiến của bạn

Bạn sẽ thường tin những điều bạn vốn đã đồng ý sẵn. Hãy nghi vấn khuynh hướng tin những người “ở bên phe bạn”, và tìm kiếm sự thật từ những nguồn khác nhau.

Hãy đảm bảo bạn là người đang viết bằng cả tâm huyết và những sự thật mà không ai có thể tranh cãi được.

*Bài viết tham khảo nội dung cuốn “Dùng chữ sao cho đúng, viết gì cũng thấy hay” – Trish Hall do 1980Books phát hành quý I năm 2020.