Site icon Elite PR School

CÁ NHÂN HÓA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG – CHÌA KHÓA TĂNG CƯỜNG LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU

Một trong những cách giúp thương hiệu có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ hiệu quả đến từng khách hàng riêng biệt là thông qua cá nhân hóa. Hầu hết marketer và khách hàng đều đồng ý rằng một cách tiếp cận phù hợp với mỗi cá nhân là rất cần thiết trong việc hỗ trợ, thúc đẩy mua hàng và tạo động lực cho những lần mua hàng tiếp theo.

Nếu như mười năm trước đây, các thương hiệu chỉ cần thành công trong việc gọi tên khách hàng tại một email template đã được xếp ở “chiếu trên” trong khả năng mang đến trải nghiệm cá nhân hóa. Thì ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kỹ thuật số, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đã thay đổi. Đăc biệt, khi smartphone ngày một phổ biến trên toàn thế giới, quảng bá thương hiệu và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua ứng dụng điện thoại là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu.

Cùng xem cách 4 thương hiệu dưới đây thực hiện các chiến lược bao gồm nhiều kỹ thuật nhắm mục tiêu như tiếp thị dựa trên định vị vị trí, thông tin cá nhân, thông báo đẩy và thậm chí tăng cường công nghệ thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo trong các ứng dụng điện thoại của mình để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng như thế nào nhé!

1. Home Depot:

Công ty cải thiện nhà ở sử dụng vị trí theo hai cách. Thứ nhất, ứng dụng này dựa vào vị trí của khách hàng để đưa ra các gợi ý nhằm kết hợp các xu hướng thiết kế bản địa và các sản phẩm phù hợp. Người tiêu dùng ở California sẽ nhận được một loạt các khuyến nghị khác với người sống ở Maine. Thứ hai, các cửa hàng trên ứng dụng đều cập nhật thông tin sản phẩm và vị trí chính xác, vì vậy nếu khách hàng của Home Depot Pro truy cập ứng dụng và xem sản phẩm của cửa hàng nào chiếm một phần ba lượt truy cập hàng tháng, nó sẽ chuyển sang “chế độ cửa hàng” và hiển thị vị trí của sản phẩm.

2. Sephora:

Ứng dụng của thương hiệu làm đẹp cũng sử dụng công nghệ định vị để biến thành người bạn đồng hành mua sắm tại cửa hàng của khách hàng, nhắc nhở người dùng về các lần mua hàng trước đây để họ có thể mua các mặt hàng yêu thích và đưa ra lời khuyên về làm đẹp. Nổi bật hơn, ứng dụng này cũng cho phép khách hàng sử dụng tính năng Sephora Virtual Artist, ứng dụng công nghệ AI và AR để thử trên một loạt các sản phẩm trên khuôn mặt.

3. Sacramento Kings:

Đội bóng rổ Sacramento Kings ứng dụng công nghệ định vị để cải thiện trải nghiệm của các fan hâm mộ trong mỗi trận đấu của họ. Ứng dụng này gửi đến người dùng các thông tin về bãi đậu xe, thông tin đặt hàng thức ăn và hướng dẫn người dùng tìm chỗ ngồi của mình vào mỗi ngày khi diễn ra trận đấu. Trung bình có khoảng 20% người hâm mộ đội bóng đang sử dụng ứng dụng ứng dụng này.

 4. GOAT:

Người dùng có thể tạo ra một “wish list” những đôi giày mong muốn sở hữu trên ứng dụng. Goat sẽ gửi đến khách hàng thông báo mỗi khi những đôi giày trong “wish list” của khách hàng được bán, được giám giá hoặc chạm ngưỡng giá mục tiêu mà người dùng đã cài đặt từ trước. Ứng dụng này đang sở hữu 7 triệu người dùng trên toàn thế giới và mỗi ngày có đến 400.000 “wish list” mới được tạo ra.

Nguồn: Adweek.com

Exit mobile version