Site icon Elite PR School

3 CHỮ A CỦA MASAN

Vì đâu Masan và nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn lại lo sợ mất sạch lợi nhuận trước viễn cảnh Alibaba, Amazon thâm nhập thị trường?

Sếp Masan cho biết “Không chỉ riêng Masan đâu, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không cẩn thận có khi chỉ 3 – 5 năm nữa, khả năng xây dựng thương hiệu có thể vẫn còn, khả năng sản xuất có thể vẫn còn, nhưng khả năng bán hàng sẽ mất”. Masan đã từng trải qua một thời kỳ với 3 chữ A để làm trọng tâm trong việc phát triển thương hiệu.

Availability

“Quảng cáo trên TV cho lắm mà ngày mai người dân ra chợ không có hàng thì quảng cáo làm gì? Quảng cáo cho đối thủ à? Vì thế với chúng tôi, nguyên liệu lúc nào cũng phải sẵn, nhà máy lúc nào cũng phải chạy, xe tải lúc nào cũng phải sẵn sàng và hàng lúc nào cũng phải nằm trên kệ, và nằm trên kệ đúng giá, đúng kích thước”, Phó TGĐ Masan kể.

Chữ A đầu tiên ấy, Masan mất 3 năm lên kế hoạch, 1,5 năm thực hiện, để bảo đảm rằng 2.600 siêu thị, 370.000 cửa hàng ở 1.800 xã lúc nào cũng có hàng. Đấy là câu chuyện xảy ra vào giai đoạn 2013 – 2015.

Assurance of Quality

“Mỗi năm chúng tôi sản xuất 2 tỷ gói mỳ, nửa tỷ chai nước mắm, xì dầu, tương ớt… Điều quan trọng là đảm bảo 2 tỷ gói mỳ ấy chất lượng giống hệt nhau, không hôi dầu, đảm bảo nửa tỷ chai nước mắm kia, xì dầu ấy chất lượng giống hệt nhau”.

Afforable

Quan trọng là giá cả phù hợp.

Sếp Masan cho biết, tập đoàn này đã áp dụng công nghệ thông tin khiến từng đồng xu đầu tư trong tập đoàn làm việc cực nhọc hơn nhiều. Đó có thể là tiền đầu tư vào hàng hóa, hoặc vào công nợ 2 chiều (công nợ phải thu, phải trả), hoặc thậm chí đồng tiền nằm trong ngân hàng.

“Chúng tôi buộc mỗi đồng tiền như vậy phải làm chăm chỉ gấp đôi, để sinh ra chút lợi nhuận nhỏ bé đổ ngược vào thương hiệu, tiến trình sản xuất, dịch vụ, đổ ngược vào giá để có lợi cho người tiêu dùng”, ông Nguyên nói.

Nguồn: Cafef.vn

Exit mobile version